VỀ NHỮNG NIỀM TIN ( Bút kư Tôn giáo )
KỲ QUAN PHẬT GIÁO TẠI LEIPZIG
Ghi nhanh nhân dịp Cung nghinh Xá lợi Phật Thích Ca
và
các Thánh tăng Phật giáo cuối tháng 9 năm 2004
Chiếc
nôi của
Phật giáo Đức
Leipzig là thành phố khoảng 100 năm
trước đây đă có một cộng đồng Phật giáo đầu tiên của Đức và cũng có thể là
cộng đồng Phật giáo tiên khởi tại Tây phương. Do đó năm 2002 Liên hội Phật
giáo Đức (Deutsche Buddhistische Union) đă tổ chức đại hội tại đây để sửa
soạn đón tiếp ngày kỷ niệm 100 năm vào năm ngoái (2003). Vừa rồi Viện Việt
học cùng tạp chí Tín ngưỡng Á châu cũng tổ chức Lễ cung nghinh Xá lợi Phật
Thích ca cùng xá lợi các Thánh tăng cho đồng bào Việt nam và quần chúng Đức
chiêm ngưỡng ( cuối tháng 9 năm 2004 ) tại
Leipzig, thủ phủ kinh tế của Đông Đức trước khi chấm dứt chiến tranh lạnh.
Hiểu Phật giáo
qua ư niệm "Tam
quy"
Nhiều người trong chúng ta - kể cả
những đồng bào đi "hợp
tác lao động"
tại Đông Âu thời trước hiện c̣n làm ăn tại đây - tuy sinh trưởng và lớn lên
trong môi trường Phật giáo nhưng có khi cũng chưa hiểu cặn kẽ về một đạo
từng được coi như quốc giáo trong các triều đại Lư, Trần tại Việt nam.
Trên phương diện lịch sử - nói vắn
tắt - đạo Phật là một tôn giáo lớn xuất phát từ Ấn độ nhưng ngày nay gần
như vắng bóng tại xứ này. Thay vào đó Phật giáo đă trở thành tôn giáo chính
tại rất nhiều nước Á châu như Hàn quốc, Nhật bản, Trung hoa và Việt nam
(Phật giáo Đại thừa), Lào, Miến điện, Thái lan, và Tích lan (Phật giáo
Nguyên thủy) v.v... Đạo Phật thờ đức Phật
Thích Ca Mâu Ni, người đă chỉ cho nhân loại con đường giải thoát
khỏi thế giới đầy đau khổ này, đau khổ vật chất và tinh thần, mà chính những
người tưởng chừng quyền thế, giàu sang bậc nhất cũng không tránh khỏi. Những
tín đồ Phật giáo "Qui
y Phật" tức là hướng về, tin tưởng, nương tựa vào Phật. Họ
cũng tin tưởng,
học hỏi , cố gắng t́m hiểu và sống theo giáo lư
cùng những lời luận giải trong Tam tạng kinh điển do môn đồ của đức Phật ghi
lại, nghĩa là họ "Qui y Pháp".
Phật tử ngoài ra c̣n kính trọng các vị nam nữ tu sĩ là những người hướng dẫn
giáo lư Phật đem ḥa cùng cách sống đạo hàng ngày, họ "Qui
y tăng", nghĩa là tin theo và nương tựa vào các tăng (nam) ni
(nữ), đạo hạnh xứng đáng, những người chỉ đạo tinh thần.
Đối với Phật tử, việc được chiêm
ngưỡng những di tích lịch sử của đạo Phật tại Ấn độ, và những Xá lợi Phật
cũng quan trọng như tín đồ Hồi giáo chiêm ngưỡng các thành tích của đạo Hồi
tại Trung Đông hay như tín đồ Công giáo hành hương đến Ṭa thánh La mă. Đến
thăm "Tứ động tâm", bốn Thánh tích Phật giáo tại Ấn độ, và chiêm ngưỡng Xá
lợi Phật là điều mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc cho những ai tin tưởng
vào đức Phật (và cho cả những người không nhất thiết theo đạo Phật).
Xá lợi là ǵ ?
Tại Leipzig, qua sự tổ chức của
Viện Việt học và tập san "Tín ngưỡng Á châu", xá lợi Phật được trang trọng
mang về Leipzig trong hai ngày thứ bảy 25.09.2004 và chủ nhật 26.09.2004.
Ngoài ra mọi người không những được chiêm ngưỡng xá lợi của Phật
Thích Ca Mâu Ni mà c̣n được chiêm ngưỡng xá lợi của các đại đệ tử của Phật
như A Nan, Mục Kiền Liên, của các luận giả Phật giáo như Long Thọ, của vị
đại hành giả du già thần thông lừng lẫy Tây tạng
Milarepa. Xá lợi của các Lạt ma danh tiếng Tây Tạng cũng được
trưng bày bên cạnh xá lợi của ḥa thượng Quảng Khâm (Trung Hoa) v.v…
Nhiều người trong chúng ta không
biết xá lợi là ǵ.
Giải thích cặn kẽ có lẽ hơi dài, nhưng ta hăy tạm
hiểu vắn tắt :
Xá lợi của Phật và
các vị cao tăng chính là những kết tinh c̣n lại sau lễ Trà tỳ, tức là sau
khi hỏa táng. Đối với người thường khi thiêu xong thân thể chỉ để tro lại
cùng những phần xương chưa cháy hết. Đối với Đức Phật, các đệ tử của Ngài và
những cao tăng đắc đạo th́ phần c̣n lại sau khi hỏa thiêu biến thành ngọc
hoặc lớn hoặc nhỏ với nhiều màu sắc lóng lánh khác nhau tùy mắt người nh́n
và duyên nghiệp cuả họ. Ngọc Xá lợi rất cứng, h́nh
hơi tṛn hay bầu dục, có khi lớn bằng hạt đậu, khi th́ nhỏ như hạt gạo, hạt
vừng. Đó là kết tinh của bao nhiêu năng lượng cao thâm quư báu trong suốt
cuộc đời tu tập của các ngài.
Dự án xây dựng
tượng vị Phật đời vị lai (Maitreya Project)
Cuộc Cung nghinh xá lợi Phật và xá
lợi các Thánh tăng tại Leipzig là một
hoạt động về
văn hóa với trọng tâm tôn
giáo do Viện Việt học và tập san "Tín ngưỡng Á châu" (Asiatische
Glaubenswelt) tổ chức với sự cộng tác,
tán thưởng của giới đại học
(bộ môn Ấn độ học, ngành Tây tạng học, các nhà ngiên cứu tôn giáo…) và công
sức của
nhiều Phật tử tại Leipzig… Xá lợi đă được
Chuyên ban triển lăm của
tổ chức Maitreya Project trân
trọng mang tới Leipzig, chiếc nôi của Phật giáo Đức (như trên đă nhắc tới).
Một số ngôi chùa Việt nam tại Hoa kỳ từng tổ chức những
cuộc triển lăm
đầu tiên trước khi Xá lợi được cung nghinh đi ṿng quanh thế giới. Ở Cộng
ḥa Liên bang Đức các chùa Việt nam tại Frankfurt am Main và Hannover cũng
đă tổ chức với kết quả tốt đẹp trong sự hân hoan cung thỉnh của mọi người.
Maitreya
Project là
một dự án vĩ đại do các Lạt ma
Tây tạng chủ trương với sự ủng hộ quốc tế. Dự án này đang tổ chức
gây quỹ
để xây một ṭa bảo tháp với tượng Phật Di
lặc cao 152m tại nơi đức PhậtThích Ca Mâu Ni đă nhập niết bàn.
Phật Di lặc chính là một vị Phật sẽ đến trong tương lai mang lại ḥa b́nh và
hạnh phúc cho nhân loại. Bên cạnh bảo tháp những cơ sở giáo dục và xă hội
(trường học, nhà thương) sẽ được xây nên để giúp dân Ấn độ vùng đó có một
đời sống cao hơn. Kiến trúc của bảo tháp
được
các kiến trúc
sư thời danh quốc
tế thiết
kế để tác phẩm
vĩ đại tôn giáo và nghệ thuật này có thể "trơ gan cùng tuế nguyệt", đứng
vững với thời gian ít nhất một ngàn năm. Kết quả
khả quan về tài chánh kỳ tổ chức tại Leipzig vừa qua đă được trao ngay cho
đại diện của Dự án Maitreya sau khi bế mạc.
Một lần trong cả ngàn năm ?
Dịp
chiêm ngưỡng Xá lợi tại Leipzig đă là một cơ
hội hăn hữu cho người Việt nam cũng như cho bạn bè Đức và ngoại
quốc v́ được nh́n một viên xá lợi
đă là niềm hạnh phúc lớn, nay được chiêm ngưỡng
14 Xá lợi
cùng một lúc th́ thật là một đại
hạnh ngàn năm mới có một lần ! Nhất là tới năm
2008, sau khi đi ṿng quanh thế giới các xá lợi được cung thỉnh để chiêm
bái ở Leipzig sẽ được mang về đặt vĩnh viễn trong ḷng bảo tháp có tượng
Phật Di Lặc do Dự án Maitreya xây cất. Lúc đó chưa chắc nhiều người đă có
đủ thuận duyên để hành hương về Ấn độ chiêm ngưỡng.
Tại Leipzig đúng theo chương tŕnh,
những người đến chiêm bái Xá lợi Phật và các Cao tăng đạt đạo đă được các vị
sư đặt xá lợi Phật lên đầu để làm lễ quán đảnh. Đó là điều mang lại nhiều
phúc đức, lợi lạc cho Phật tử và cho cả những người không phải tín đồ Phật
giáo. Trong các cuộc Cung nghinh và triển lăm vừa qua tại Mỹ, Nam Mỹ và Âu
châu, kể cả Đức, nhiều người từ nhiều nước chứng kiến và đă được đội Xá lợi
trên đầu thuật lại t́nh trạng từ rưng rưng nước mắt đến khóc thực sự thành
tiếng, thuật lại những ảnh hưởng tốt lành, và cảm giác b́nh an hạnh phúc rất
khó diễn tả khi tiếp xúc với xá lợi Phật.
Riêng tại Leipzig một phụ nữ Việt
nam thuật lại đă thấy linh ảnh hoa sen hiện ra khi vị sư đặt Xá lợi lên đầu.
Thành ra đến chiêm ngưỡng Xá lợi
đúng là một dịp để biết đâu chính ḿnh chứng nghiệm được những điều này và
nếu niềm tin tôn giáo chưa khởi sắc th́ cũng là một dịp "ngàn năm một thuở"
để tận mắt được nh́n kho tàng tôn giáo và văn hóa vô giá của nhân loại.
Giáo
sư Tiến sĩ NGUYỄN-KHẮC
TIẾN-TÙNG
(Munich - Leipzig, cuối tháng
9, đầu tháng 10 năm 2004)
LTS:
Muốn xem thêm h́nh ảnh và tường thuật về cuộc Cung nghinh Xá lợi kể trên quư
vị có thể xem tập san TÍN NGƯỠNG Á CHÂU tại
www.asia-religion.net,
các báo cũng như các trang nhà Việt ngữ tại Đức, Hoa kỳ và nghe lại Đài
truyền h́nh Leipzig ngày 28.09.2004 cũng như Đài phát thanh Multikulti,
Ban Việt ngữ, Bá linh, ngày 30.09.2004 đă phỏng vấn Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng,
người phụ trách tổ chức "Kỳ quan Phật
giáo tại Leipzig" vừa qua.
Theo nguồn tin bán chính thức,
một cuộc triển lăm H̀NH ẢNH các xá lợi với những lời chú thích diễn giảng
cặn kẽ công phu sẽ được tổ chức tại Leipzig năm 2005 để những ai chưa xem Xá
lợi kỳ tháng 9 năm 2004 vừa qua sẽ ít nhất thu lượm được một vài ư niệm về
Xá lợi.
|