Văn cảnh chùa Thiện Minh tại Lyon, Pháp.

 

                                                                                             ( trích T́nh Viễn Xứ, bút kư )

 

Trần Khánh Liễm  http://www.liemktran@yahoo.com

                                                               

 

         Hôm nay,  một buổi chiều xuân thực êm ả, Ngọc đến đón chúng tôi lên thăm chùa Thiện Minh. Cách đây hai năm, chúng tôi đă lên chùa văn cảnh và thăm thày Thích Tánh Thiệt, vị sáng lập chùa. Hiện nay thày đang lo việc phát triển cơ sở,ø đồng thời lo việc Phật sự giúp cho các Phật tử tại vùng Lyon, Pháp. Tôi được thày tiếp đón niềm nở cũng do sự quí mến giữa thày và Ngọc, hai vị lănh đạo tinh thần cho hai tôn giáo để giúp cộng đồng Việt NamLyon. Họ thân nhau như anh em và giúp đỡ, chia sẻ những nhu cầu tinh thần cho quần chúng.

 

          Với Ngọc, các Phật tử tại đây thấy thật gần gũi. Những năm đầu, người tỵ nạn hăy c̣n bơ vơ, không có ai lo về tinh thần cho cộng đồng ngoại trừ Ngọc . Tuy là tuyên úy của những người theo đạo Thiên Chúa, nhưng Ngọc  cũng cố gắng để mời các thày bên đạo Phật về giúp cho Phật tử trong những ngày lễ lớn của Phật giáo. Những khi không có chỗ ở cho các thày, Ngọc  đă nhờ Linh Mục sở tại người Pháp dành những pḥng cho các thày. Ngọc cũng chạy ngược xuôi để lo đồ chay cho các thày dùng. Ngọc phải giúp đỡ cho mọi người để nâng đỡ tinh thần của họ trong những khi sống xa quê hương, trong hoàn cảnh bơ vơ sau khi họ đă mất mát tất cả. Việc tạo dựng những nhu cầu dù tối thiểu về tinh thần, Ngọc không quản ngại.

 

          Phải mất một thời gian khá lâu kể từ năm 1975, hội Phật giáo tại Lyon, mới được giấy phép đề ngày mồng một tháng bảy năm 1981 chính thức  hoạt động và măi tới ngày 15 tháng 5 năm 1982, ban chấp hành mới được bầu và chính thức ra mắt dưới sự cố vấn chỉ đạo của Thượng tọa Thích Minh Tâm, tọa chủ chùa Khánh Anh ở Paris. Hội có danh xưng : Hội Phật Giáo và Niệm phật Đường thiện Minh tại Lyon, Pháp.

 

          Trong dịp lễ Vu Lan 2528 tổ chức vào ngày 26 tháng 8 năm 1984, Đài truyền  h́nh F và các báo  chí vùng  Rhône-Alpes đă đăng tải trên trang nhất, với những ḍng chữ in nét đậm và lớn với đại ư..” Ngày trọng đại trong lịch sử  của thành phố Lyon, trước đây tín đồ Thiên chúa giáo đă rước tượng Đức Mẹ Maria về nhà thờ Fourvière và bây giờ là tín đồ Phật giáo lại cung nghinh đức Kim Thân Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni cũng diễn hành qua thành phố này về thị trấn Sainte Foy..” Cũng chính trong dịp này, Ngọc đă đọc một diễn văn chúc mừng thượng tọa Thích Tánh Thiệt và các Phật tử đă dầy công trong tám năm trời, biến một ngọn đồi hoang trở thành ngôi chùa khang trang, để có nơi các Phật tử tới lễ Phật và thực thi những bổn phận đối với nhau.

 

 

 

 

          Hôm nay lên chùa cũng vào những ngày tháng cách đây hai năm. Cảnh chùa thật tuyệt diệu với tượng Phật Bà Quan Aâm, với cảnh giới khi Đức Phật truyền đạo cho chúng sinh. Những cành đào hoa nở thắm hồng từ cửa ngọ môn, lên từng bậc thềm cao chót vót. Tôi mê mẩn ngắm cảnh khi Ngọc vừa dừng xe trong băi đậu. Từ bậc thềm thấp nhất, hai bên những hàng mai vàng tạo cảnh trí đặc biệt cho khuôn viên. Cứ mỗi bước tôi thấy tâm hồn như từ từ xa thế tục hội nhập vào cảnh giới mới lạ. Đă nhiều năm, thày Thích Tánh Thiệt đă lăn lội khắp nơi để t́m các loại mai, loại đào đủ mầu bố trí cảnh trong khung cảnh chùa. Những pho tượng thật lớn được chuyên chở từ quê nhà sang, kể cả đá để đắùp núi và những mô h́nh trong chùa. Chẳng mấy lúc khung cảnh chùa trở nên khang trang, không những là nơi cho thiên nam tín nữ tới lễ phật mà c̣n có dịp ngắm những cảnh vật, quen thuộc h́nh ảnh của quê hương. Mỗi ngày lễ tết hay trong mùa phật đản, đồng bào Việt Nam không phân biệt tôn giáo đă tới đây không quản đường xá xa xôi. Có ngưới tới từ Paris, từ Thụy Sỹ, Đan Mạch, Anh, Ư, Đức.

 

          Ngoài những cây đào, mai, Chùa c̣n được trang bị rất nhiều loại tre phía bên hông và phía sau chùa để hậu thuẫn cho cảnh trí. Có những cụm tre vàng thật nhỏ, xen lẫm những lũy tre xanh đu đưa thật hữu t́nh. Tôi nghĩ những ai nhớ h́nh ảnh quê hương th́ ít nhất khi tới đây cũng có thể làm cho ḿnh t́m được nhiều kỷ niệm.

 

          Ngoài vấn đề Phật sự và giáo dục, thày dành khá nhiều thời giờ vào buổi sáng sớm sau giờ cầu kinh để tỉa cây và chăm sóc cây kiểng. Cũng chính thế mà cảnh chùa lúc nào cây cối cũng xinh tươi và có nhiều vẻ hấp dẫn cho chúng sinh.

 

         Từ bậc thềm cổng chùa đi lên, hai bên lớp cây kiểng, người ta c̣n t́m thấy không biết bao nhiêu những bảng đá ghi những danh ngôn và giáo huấn của Phật cũng như những danh ngôn của các học giả trên khắp thế giới. Những bảng đá này không thể đếm hết được, kể cả những ghế đá cho chúng sinh ngồi, cũng thấy những danh ngôn được khắc rất chu đáo. Đây là một h́nh thức giáo dục rất kỹ lưỡng ít khi tôi thấy ở những nơi đầy vẻ tôn giáo như ở đây. Những danh ngôn được thấy nhiều đến nỗi tôi khó đếm nổi. Nh́n vào đây mới biết chủ tŕ chu đáo và lưu tâm thật nhiều về vấn đề giáo dục quần chúng

 

          Thày thích Tánh Thiệt trông thấy xe chúng tôi vừa tới, đă ra tận băi đậu đón chúng tôi. Tay bắt mặt mừng. Lần trước đây, tôi đưa tặng thày mấy cây bạch quả để trồng trong chùa. Bạch quả là những cây thuốc từ nhiều thế kỷ, những thiền sư bên Tầu vẫn trồng để khi chúng sinh đi lễ Phật, có dịp hái dùng chữa bệnh. Sống ở đây gần một tháng, tôi thấy ngứa ngáy tay, tôi muốn giúp thày tỉa cây. Tôi nói, nếu thày muốn, tôi sẽ tỉa những cây tùng ngay trong băi đậu xe. Thế nhưng thày không nói ǵ, có nghĩa không muốn phiền đến khách tự viễn phương. Trước đây chúng tôi cũng đă có dịp trao đổi khá nhiều quan niệm và hiểu biết về cây kiểng. Những cây kiểng chúng tôi đă nói chuyện với nhau cách đây hai năm hăy c̣n nhỏ, những tới lúc này nó mới ăn khớp vào khung cảnh chùa, tạo sức hấp dẫn thật khó tả.

 

          Mỗi ngày tháng kể tiếp là những pho tượng được đặt vào trong khuôn viên. Cho tới nay tôi nghĩ đă đủ . Thày không nói về chuyện này nữa. Chuyện chính vẫn là chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại Phật Đản sắp tới đây.

 

 

 

 

          Thày mời Ngọc và vợ chồng tôi vào ngay pḥng khách lớn, ở lầu trên là chánh điện. Một cử chỉ thật dễ thương khiến tôi ngỡ ngàng. Một cụ già trên chín mươi tuổi thấy Ngọc, reo lên, ôm lấy ngọc hôn cái kiểu các bà mẹ Việt Nam hôn con bằng cách hít vào chùn chụt. Sau này tôi mới biết lần nào cũng thế, bà vui vẻ, coi Ngọc như người con cưng của cộng đồng, là niềm vui cho mọi người. Khi về tới Mỹ mấy tháng sau, tôi được biết bà trước kia là giáo sư Gia Long, vừa là thi sĩ vừa là nhà văn !. tôi cảm động khi hay tin bà vừa thất lộc. Tôi nghĩ bà đă đắc đạo về niết bàn. Tôi mừng cho bà!.

 

     

          Một  bữa ăn thịnh soạn do một số Phật tử tự nguyện làm để thày tiếp khách. Các món ăn được bày ra đầy đủ như bất cứ bữa ăn nào khác về h́nh thái. Thực chất là một bữa cơm chay. Thày Thích Tánh Thiệt mời Ngọc tới dùng bữa hôm nay là để tiễn Ngọc sắp rời cộng đồng đi nhận một nhiệm vũ khác tại  Roanne. Từ Lyon tới Roanne chỉ cách 80 cây số, nhưng thực chất của nhiệm vụ không c̣n như trước. Hai người sẽ không cùng có cơ hội sát cánh giúp đỡ cộng đồng, an ủi quần chúng. Khi bận việc, thày nhờ Ngọc đi dự các đáng táng các Phật

tử , lúc có cơ hội, thày theo Ngọc để từ giă lần chót khi có Phật tử đi vào bên kia thế giới. Những tiếng rung điện thoại từ chùa tới thăm các tín hữu của cộng đồng Thiên Chúa giáo, hay những buồi chiều tà Ngọc lăn lộn t́m tới những gia đ́nh Phật tử đang cần được an ủi. Một cộng đồng có tâm đầu ư hiệp, các đại diện tôn giáo đă ḥa ḿnh vào quần chúng như thế này, ít ai nh́n thấy ở những cộng đồng người Việt ở những nơi khác.

 

 

 

Thượng tọa Thích Tánh Thiệt và Linh Mục Trần Ngọc Hải.

 

          Gần ba mươi năm nay đă đánh dấu một quăng đời quá dài của một người làm việc cho cộng đồng. Hơn thế nữa Ngọc vẫn là một khuôn mặt quen thuộc, là bạn của mọi người Việt ở đây không phân biệt tôn giáo.

 

          Chúng tôi cũng có dịp gặp người em của thày, ni cô Như Tường. Ni cô mà Ngọc vui vẻ gọi là Ma  Soeur ! với lư luận chúng ta đang ở bên tây nên cứ gọi như thế. Tiếng Việt gọi Ni cô, dịch ra tiếng pháp là Ma Soeur! Th́ cũng hợp t́nh hợp lư đó thôi. Như Tường cũng giữ một vai tṛ rất quan trọng tại một ngôi chùa ở miền Nam Việt Nam. Tôi không dám hỏi chi tiết, nhưng được Ni cô cho biết đă có nhiều lần đến thuyết giảng về đạo Phật tại mấy nhà thờ Công giáo. Bây giờ các tôn giáo không c̣n cách biệt như xưa, nhưng họ gần gũi nhau để phụng sự nhân loại. H́nh ảnh của nhà chùa và nhà thờ Việt Nam ở Lyon là một h́nh ảnh sống động và nổi bật nhất tại Lyon và nêu gương cho các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới!.

 

          V́ sư thân thiết của hai vị mà tôi với Ni cô cũng có những thân thiết đặc biệt. Tôi có cảm t́nh với các ni cô từ ngày c̣n nhỏ, sau khi đọc cuốn tiểu thuyết ‘ Hồn Bướm Mơ Tiên’ của Khái Hưng . Cái h́nh ảnh của chú tiểu Lan giống như một bông huệ thật đẹp trong cảnh chùa. Ngày di cư từ Bắc vào Nam, tôi lại ở gần trại Hầm, Đà Lạt. Phong cảnh ở đây đẹp tuyệt trần. Cũng tại đây, tôi có dịp vào những cuối tuần hay tới văn cảnh chùa và được các Ni cô cho uống trà.

 

          Trong cái cảnh đẹp như thế, tôi cảm động ngắm nh́n những ngón tay với làn da trắng nuốt mân mê chiếc chén trà mầu nâu xậm. Cái h́nh ảnh trong trắng thanh tao lúc uống trà.

 

          Bốn năm sau, khi ngồi trong giảng đường lớp Hán văn, học cuốn Đại học Trung Dung vào giờ của cụ Thẩm Quỳnh, tôi cũng ngồi cạnh một Ni cô. Tôi thường thích ngồi phía sau : ở đâu cũng vậy v́ tôi không thích có ai ngồi nh́n sau lưng ḿnh. Ni cô ngồi bên cạnh tôi. Chẳng mấy lâu, chúng tôi trở thành bạn thân với nhau. Trong giờ Hán học này, chúng tôi san sẻ với nhau bài vở. Chữ Hán của tôi rất bết, mặc dầu đă được bố dạy ba năm trước khi đi học chữ quốc ngữ. Với cái thời gian đó, tôi chỉ học vỏn vẹn cuốn Tam Tự  Kinh. Viết chữ nho th́ bố tôi viết chữ son, rồi tôi tô lại, chứ có bao giờ viết thoắng. Cái lối viết chữ nho, những người có tŕnh độ dĩ nhiên có thể định giá sức học của người viết một cách dễ dàng. Những người ở chùa như Ni cô trong lớp tôi, chữ hán đáng làm bậc thày, nên tôi cứ phải so đi so lại để viết cho đúng nhờ Ni cô. Thế nhưng lấy notes th́ tôi rất lẹ. Học luật vào thời chúng tôi, v́ đông sinh viên, những người không có hoàn cảnh đi học thường nhật, th́ mua bài in ronéo Hồng Hà. Trái lại bên Văn Khoa, chỉ ḷng ṭng có một giúm người, nên chúng tôi phải mượn bài của nhau. Ni cô đă mượn hầu hết các bài ghi chép của tôi. Sau một năm học như thế, chữ nho của tôi đă khá hơn một chút.

         

          Cuối năm khi nh́n trên bảng niêm yết thí sinh vào vấn đáp, tôi thấy tên ḿnh trong số 58 người. Tôi không thấy tên Diệu Nguyên. Từ đó, biệt tăm tôi không bao giờ được gặp lại nàng nữa! Tôi không được nh́n những ngón tay xanh như mầu lá chuối non từ từ di chuyển từ ḍng chữ này tới ḍng chữ kia khi nàng ngồi ghi bài bên cạnh tôi. Chỉ một năm ngồi cùng trong một lớp, ít nói chuyện với nhau, ngoại trừ hỏi nhau về bài vở. Khi hết lớp học, hai người chào nhau bằng một nụ cười  không hơn không kém.

 

          Hôm nay cũng một Như Tường, người Ni cô mà một hai lần trên cuộc đời, tôi đă có những giây phút quí mến. Như Tường già giặn và khôn ngoan hơn hẳn Diệu Nguyên. Cũng không lạ ǵ cái h́nh ảnh của những ngày thanh b́nh mà chùa vẫn nằm thanh vắng xa thế tục, ít có những ai lui tới trừ những ngăy lễ bái, một số tín đồ lui tới cảnh chùa.  Vào những năm có nhiều biến động, vận nước nổi trôi, những người tu hành cũng phải lăn lộn với thế tục để giữ vững niềm tin của tín đồ.

 

          Hầu như không nghĩ tới việc ăn uống, Ni cô suốt buổi cơm tiếp đăi khách và trở nên thật thân mật với anh em chúng tôi.

 

 

 

 

 

          Cuối bữa ăn là tiệc trà. Lối pha trà của Như Tường cũng rất thành thạo. Tôi đă có dịp viết một bài nói về uống trà cho ông bạn quư của tôi khi chúng tôi cùng làm một tờ báo ở Houston. Cứ mỗi hai tuần anh em gặp nhau sắp xếp bài vở, lựa chọn bài và lên trang đưa cho nhà in. Bốn chúng tôi gồm Trần Quang Tuấn, Nguyễn Khắc Lai và Đặng Phùng Quân với tôi. Sau hai mươi bảy số báo phát hành, chúng tôi đóng cửa v́ thấy không thuận tiện tiếp tục. Sau đó th́ chúng tôi cứ lâu lâu lại gặp nhau đi ăn cơm hay lui tới thăm nhau. Cũng chính thế mà Đặng Phùng Quân nhờ tôi viết một bài cho hội người già của anh : bài uống trà.

 

          Hôm nay uống trà cũng đậm đà, nhất là có một người sành điệu tiếp. Nhưng nếu Như Tường về nhà đem theo sách của tôi, chắc hẳn nàng cũng sẽ không bỏ một chữ nào để duyệt lại kiểu uống trà như thế nào cho nó đầy đủ hơn.

 

          Sáng hôm sau chúng tôi lại trở lên chùa, v́ buổi chiều Như Tường phải lên máy bay trở về Việt Nam. Ngọc có ư muốn tôi tặng nàng một cuốn sách Thú Điền Viên của tôi. Tới chùa, thày và Ni cô đă ra tiếp chúng tôi. V́ vội, chúng tôi không có giờ ở lại lâu, nên cả bốn người đi tản bộ nói chuyện chung quanh khuôn viên chùa.

 

          Ni cô bỗng cầm lên một cành hoa mộc từ dưới đất. Nàng thầm trách tại sao ‘người’ phũ phàng đến thế! Hoa đẹp bị cắt dập dụi xuống lối đi.

 

          Tới đó tôi mới ngợ ra, v́ chiều hôm qua tôi đă xin tỉa cây tùng ở băi đậu xe. E rằng thày sợ khách không hài ḷng v́ cây kiểng ít được săn sóc. Từ ba giờ sáng, thày đă thức giấc, sau giờ niệm Phật, thày ra vườn từ lúc tờ mờ sáng để cắt tỉa thật lẹ tất cả khuôn viên trong chùa. Cũng chính trong lúc trời hăy chưa sáng tỏ, cành hoa mộc đă bị cắt rơi xuống đất làm mủi ḷng Như Tường. Nếu người giúp chùa tới sớm hơn để dọn dẹp, th́ không có cảnh này.

 

 

 

 

          Vào phút chót trước khi từ giă thày và ni cô, chúng tôi được cả hai vị tiễn xuống tận cổng. Cũng v́ quyến luyến nhau nên dứt  về chưa tiện. Thày đưa tay chỉ cho chúng tôi khung cảnh trước chùa, một khoảng đất thật lớn choáng cả sườn đồi. Thày nói dự trù sẽ mua hẳn khu đất này. Trong dự án khi mua rồi, cảnh trí sẽ được bày biện thành một khuôn viên Á châu thật đẹp cho khách thập phương tới thưởng lăm . Khi hoàn tất, khuôn viên sẽ được tặng cho thành phố làm công viên. Cái dự án này thật đẹp không ai có thể ngờ được. Với khuôn viên trong tương lai sẽ tô điểm cho cảnh chùa vẫn hơn là để cho người khác mua xây những chung cư cao ngất. Với khu chung cư sẽ làm mất sự thinh lặng cảnh chùa và mất hẳn vẻ thẩm mỹ của nó.

 

          Tôi cảm phục ư định này. Đưa mắt nh́n xuống phía thung lũng, những luồng gió xuân đang vờn lượn đuổi nhau trên những ruộng lúa mỳ xanh tươi. Cái cảnh tuyệt mỹ này c̣n tiếp diễn măi trước cảnh chùa sẽ là cái duyên vô tận cho Phật tử và chúng sinh.

 

 

          Ba tuần lễ sau, anh em chúng tôi lại trở lại chùa nhân ngày lễ mừng Phật Đản. Khung cảnh chùa của ngày lễ tấp nập phá hẳn cái tĩnh mịch thường ngày tại đây. Người đông như nêm. Trong chính điện hương trầm nghi ngút, ngoài khuôn viên hoa nở đưa những hương vị tuyệt mỹ cống hiến cho chúng sinh.. Chung quanh chùa được bày biện mọi thứ cho các Phật tử thưởng lăm và chia sẻ với nhau những món ăn đặc biệt Việt Nam.

 

          Vào buổi xế trưa, mọi ngưới ngồi quây quần chung quanh sân khấu được dựng lên ngoài trời ngay phía trái chùa. Chiếc sân khấu  khá lớn choáng một khoảng rộng có lều che ở trên, chung quanh và phía trước dân chúng ngồi quây quần . Phần giảng thuyết do một thượng tọa khách được thỉnh tới giúp cho thày. Để cho không khí vui tươi, một chương tŕnh văn nghệ do nhiều anh chi em nhạc sỹ, ca sỹ đảm trách. Có những ca sỹ đă lớn tuổi mà vẫn tham gia hát những bản nhạc đượm t́nh quê hương. Cũng có những nghệ sỹ thật trẻ tuổi với những điệu nhạc phù hợp cho giới trẻ.

 

          Trong dịp đặc biệt này, thày đă mời Ngọc lên sân khầu để có lời từ biệt đồng hương trước khi nhân chức vụ mới. Mọi người lắng tai nghe. Ngọc nhắc lại một quăng thời gian khá dài từ 1975 khi những người tỵ nạn mới đặt chân tới xứ sở này. Ngọc thấy tội nghiệp cho họ, v́ những người lính thợ có mặt trước đây cả mấy thập niên, những người đó đă theo chủ nghĩa xă hội, họ nguyền rủa và mạt sát một cách thậm tệ lớp người tỵ nạn. Nhưng cho tới nay, lớp người tỵ nạn đă kiên tŕ làm việc cho gia đ́nh, phục vụ cho cộng đồng một cách nhiệt t́nh với tinh thần quốc gia. Sự thành công này là một trả lời đầy đủ cho những người lính thợ kia. Ngọc mừng cho cộng đồng và gửi lời từ biệt tới mọi người không phân biệt tôn giáo, kể cả những người không có mặt tại đây. Dứt lời là những nghẹn ngào, là nước mắt của các Phật tử. Đó chính là món quà quư hóa của những tấm ḷng biết ơn. Thày cũng đại diện cho nhà chùa cám ơn Ngọc và cầu chúc may mắn trong nhiệm vụ mới.

 

          Ngọc xuống ngồi bên cạnh tôi. Lúc đó thày thấy tôi và cả ba chúng tôi truyện tṛ thăm hỏi nhau. Ngọc được một em bé mời  mua vé số để ủng hộ công quả. Mua xong một số vé rồi, Ngọc tặng thày một vé, những vé khác tặng cho những người ngồi chung quanh. Cuộc xổ số bắt đầu với nhiều phần thưởng. Tới lúc xổ tới hai số chót.  Giải thưởng hai vào tay một thiếu nữ do Ngọc tặng vé, một thiếu nữ đă từng bỏ thật nhiều giờ lo việc xă hội trong cộng đồng. Tới số chót th́ cái nón đựng vé số bị gió thổi tung. Thế là mọi người túa ra giúp gom vé lại. Không khí trở lại im lặng và hào hứng. Vé độc đắc từ từ được hô lên từ số đầu, rồi số thứ hai, thứ ba, thứ tư. Mọi người hồi hộp. Tiếng chót vừa hô lên , Ngọc giơ tay : trúng số độc đặc.

 

          Người điều khiển chương tŕnh hô lớn lên : lạ quá. Người thanh niên bên cạnh tôi kêu : Mô Phật, phép nhiệm mầu !. Trong không khí hào hứng đó Ngọc lên nhận chiếc TV nhỏ độc đắc, nói lời cảm ơn và hứa mỗi lần xem TV sẽ nhớ tới cộng đồng.

 

          Trời đă về chiều, chúng tôi từ giă thày ra về. Riêng tôi hứa sẽ tiếp tục liên lạc với chùa và hứa có một ngày nào sẽ viết đôi hàng kỷ niệm để giới thiệu t́nh thân hữu giữa những Phật tử và các bổn đạo ở Lyon nhờ hai vị đại diện hai tôn giáo đă biết đối xử chân t́nh và san sẻ t́nh thương cho tất cả cộng đồng.

 

Houston, ngày 2/2/05 viết để gửi về Lyon với tâm t́nh tŕu mến.

 

Trần Khánh Liễm.

 

Asia-Religion.net