TĨNH VỚI ĐỘNG VÀ ĐÔNG VỚI TÂY

                                               Đàm Trung Phán

 

Tôi từ Việt Nam trở về lại Canada đă ba tuần rồi . Đă mấy lần tôi định ngồi xuống để ghi lại đôi ḍng t́nh cảm mà lại “chưa có cơ duyên”.

Sáng nay, mặc dù trời đang tuyết rơi, tôi mặc quần áo cho thật ấm để đi bộ ra cái công viên mà trong mấy năm nay tôi vẫn thường đi bách bộ hàng ngày. Tới tuổi đă già, mỗi lần mà tôi “được” đi bộ, cái thân tứ đại trên sáu bó của tôi nó “chịu” lắm và muốn reo lên trong đầu óc của tôi . Đă hơn 20 năm nay, tôi bị cái bệnh “chân phẳng” (flat foot) nên tôi phải đi đôi giầy “hiking boots” như đôi giầy nhà binh và phải có một miếng nệm đặc biệt (inserts) sỏ vào trong giầy, có như vậy tôi mới đi bộ được mà không bị đau lưng. Tuổi già nó hay hành hạ cái thân thể của tôi lắm cơ nên tôi hay phải “giữ ư, giữ tứ” để được yên thân .

Thây kệ trời tuyết, thây kệ phải mặc quần áo mùa đông rất nhiêu khê, thây kệ phải đi giầy và buộc giây rất là lỉnh kỉnh, thân thể và tâm hồn tôi chúng rất cần phải ra đi để mà “đi trong gió lạnh”! Đi để cho máu huyết lưu thông điều ḥa và cho cơ thể được hoạt động cho đỡ ră rời. Đi để hồn tôi t́m được cái Tĩnh trong không gian vắng lặng và khoáng đăng.

Các hè phố (sidewalk) nơi tôi ở mấy hôm nay tuy trông vẫn như vậy nhưng lại có nhiều cái bất trắc của mùa đông. Có những khúc đường tôi thấy có một làn tuyết mỏng, tôi “ngây thơ” bước trên tuyết và bất th́nh ĺnh, tôi mất thăng bằng và trượt chân muốn ngă. May mắn là tôi chẳng làm sao, chứ nếu không th́ thật là “ê đít đến tê mông” mất! Tôi đâm ra “khôn hơn” nên cứ kiếm chỗ nào có tuyết dầy và gập ghềnh mà đi nhưng luôn luôn phải nh́n xuống chỗ ḿnh đang đi để mà tránh cái việc “vồ ếch”! Trong lúc đi bộ trên tuyết này, tôi liên tưởng tới Đà Lạt, xứ của Thung Lũng T́nh Yêu mà tôi đă thăm viếng  đầu năm nay. Ôi chao, phong cảnh Đà Lạt đẹp làm sao, khí hậu th́ tuyệt trần đời đối với dân phải sống tại xứ lạnh như tôi. Tôi nhớ tới chợ Đà Lạt, nhớ những rừng thông, những cây hoa đẹp, nhớ tới khách sạn nơi chúng tôi ở trên đường Bùi Thị Xuân, và nhớ nhất cái khí hậu tốt lành của Đà Lạt. Tôi cũng c̣n nhớ đến già cái vỉa hè của đường Bùi Thị Xuân: chỗ cao, chỗ thấp, các lỗ hổng trên nắp cống mà người đi bộ có thể vấp phải hay lọt chân vào để mà trẹo chân hay gẫy chân dễ như không. Trời đă phú cho người đời một thành phố với nhiều ưu điểm như vậy mà tại sao người ta lại có thể chểnh mảng một cách “bất cần đời” như vậy nhỉ? Hóa ra cái vụ an toàn (safety) của người dân không được “người cầm quyền” coi trọng hay sao? Trong ngành công chánh tại Canada, điều mà chính quyền địa phương quan tâm nhất là sự an toàn cho người dân nhất là cho những người đi bộ trên các hè phố. Trong những tháng mùa đông, các gia chủ và chiính quyền có bổn phận phải xúc tuyết, trải muối trên các “sidewalks” và các “driveways” (đường vào chỗ đậu xe, garage) để người đi bộ được an toàn. Hóa ra, tính mạng của người dân trong một nước dân chủ, công bằng và văn minh mới “có quyền” được chính phủ thực sự để ư đến chăng?

Tôi tiếp tục đi bộ và khi vào đến công viên, một ông già đang “dẫn chó đi chơi” tươi cười nói với tôi:

-         Trời không đến nỗi xấu lắm, phải không ông?

Tôi trả lời:

-         Ít nhất là cũng mới chỉ có - 2 độ C mà thôi!  Thế ông thường hay dẫn chó đi bộ lắm sao?

Ông ta tươi cười:

-         Cái đứa “cháu” này nó đâu có để cho tôi ngồi yên trong nhà cho nên “hai ông cháu” chúng tôi bèn lội tuyết mà đi bộ ra đây!

Tôi đă từng gặp cặp ông bà già này dẫn chó và 2 đứa cháu đi tản bộ trong cái công viên này trong ṿng hai năm qua và mỗi lần gặp tôi, ông bà thường hay hỏi:

-         Ông mạnh giỏi?

Lần này, cả ông và tôi cùng “cháu Khuyển” của ông đi chung với nhau một đoạn đường . Ông cho biết năm nay ông ấy đă 76 tuổi và cả hai ông bà c̣n khỏe mạnh.

-         Tôi về hưu đă lâu rồi. Tụi tôi đă mua một căn nhà (condo) tại Florida trước khi tôi về hưu, nhà rất gần băi biển. Tụi tôi đă thường về Florida sống trong những tháng mùa đông nhưng trong 2 năm vừa qua, tụi tôi không về Florida nữa v́ rằng một số bạn già của chúng tôi đă mất, vả lại tụi tôi lại có 2 đứa cháu ngoại đang sống tại Canada. Chúng tôi không phải lo ǵ về tài chánh hết. Chúng tôi chỉ cầu mong có sức khỏe tốt để sống an lành với con cháu mà thôi! Về già, phải sống xa với con cháu, chúng tôi thấy nhớ chúng lắm!

Ông kiếu từ để “dẫn cháu Khuyển” về nhà và tôi tiếp tục tản bộ trên con đường đi bộ đă được chính quyền địa phương ủi tuyết và giải cát cho đỡ trơn. Kể từ ngày tôi về hưu non, tôi vẫn thường vướng mắc với ư nghĩ: sau khi vợ chồng chúng tôi đă cùng về hưu hết, liệu chúng tôi sẽ ở đâu trong những tháng mùa đông? - Canada, Mỹ, Nam Mỹ hay Việt Nam? Chả là v́ cái thân xác của chúng tôi đă “ớn cái nàng tuyết Canada” lắm rồi . Cơ thể tôi nó muốn t́m một nơi nào ấm áp để đỡ bị nhức mỏi ở đôi chân và lâu lâu trên đôi cánh tay. Theo giới y học, tôi được biết rằng v́ tôi sinh ra trong một xứ nhiệt đới, cơ thể nó đ̣i hỏi có được nhiều ánh nắng mặt rời mà ở Canada th́ hầu như 7 tháng trong một năm là chúng tôi phải mặc quần áo ấm rồi nên nó mới ra như vậy! Ngoài ra, cơ thể của tôi c̣n “thích được chẩy mồ hôi” lắm. Những lần “được chẩy mồ hôi” như vậy, tôi cảm thấy rất dễ chịu và tôi có cảm tưởng giống như là khi c̣n trẻ mà tôi “được gặp người yêu mà không căi nhau” vậy! Năm nay, trong 1 tháng về sống tại Saigon, tôi đă “được chẩy mồ hôi rất thoải mái” như ư cơ thể tôi muốn. Khổ nỗi là trong cái “được chẩy mồ hôi”, tôi lại phải chống đỡ với cái “bị”: nếu nằm ngủ mà không có máy lạnh hay quạt máy th́ tôi có thể “được” thức luôn đến sáng v́ cơ thể tôi “bị” cái nóng nó hành hạ!

Tôi đă kiếm ra được nhiều h́nh ảnh của quê tôi và Hà Nội mà tôi vẫn c̣n chứa đựng trong tiềm thức sau hơn nửa thế kỷ nhưng tôi cảm thấy thất vọng v́ những h́nh ảnh của ngày xưa trong trí nhớ và h́nh ảnh thực sự của ngày nay nhiều  lúc chẳng giống nhau một chút nào hết. Tôi c̣n bị cái ồn ào, náo động, cái đông đúc của xe gắn máy, cái ô nhiễm môi trường của Hà Nội, Saigon ... làm tôi cảm thấy ngột ngạt, bất an, đau họng và ho xù xụ. Tôi đă “được” quan Tào Tháo “viếng thăm” 3 lần và có lần “ngài” rượt tôi trong 2 ngày liền mà uống trụ sinh chẳng khỏi và tôi đă nghe theo lời khuyên của người nhà, tôi nốc vài viên thuốc ta là xong ngay. Tôi đă tiễn chân “Quan Tào” và long trọng dặn ḍ ngài:

-         Ngài ơi, ngài ở (nhà ngài!), đừng về (thăm ngộ làm chi)!

Chung quy chắc tại là v́ cơ thể của tôi đă quen với nước uống và nếp ăn uống  tại xứ lạnh  phương tây, nay về thăm phương đông, nó đang cố gắng cải tiến trong những cái “sửa sai” chăng?

Tôi đă được hưởng những t́nh cảm đầm ấm của họ hàng nhất là được nghe cách xưng hô rất thân thương và độc đáo của người Việt - có một không hai trên thế giới này. Tôi cảm thấy tôi đă tự “móc nối được” giữa quê hương cội nguồn Việt Nam với chính tôi  kể từ lúc tôi xuất ngoại 44 năm về trước.Trong chuyến về thăm quê hương này, tôi đă kiếm ra  được  rất nhiều thứ mà trong kư ức tôi nó cứ “ấm ức phải kiếm cho ra”! Vâng, tôi đă kiếm được nhiều thứ, giả dụ như căn nhà của cha mẹ tôi tại Bắc Ninh và Saigon nhưng tôi cảm thấy buồn năo nề v́ chúng không c̣n giống như ngày xưa nữa chả là v́ người chủ nhà v́ mạng sống đă phải bỏ ra đi biền biệt để rồi cuối cùng cũng chẳng c̣n có thể trở về thăm lại trước khi ĺa đời! Phải chăng là chính bản thân tôi đă thay đổi rất nhiều cũng như cuộc sống trên trái đất này cũng đang thay đổi nhưng những h́nh ảnh tồn trữ trong trí óc của tôi không hề thay đổi? Dù sao chăng nữa, sau khi tôi đă “t́m được” những thứ mà tôi hằng lùng kiếm, cho dù tôi có ít nhiều thất vọng, buồn phiền nhưng tôi lấy lại được cái yên vui trong ḷng trong một thời gian ngắn. Thôi nhé, từ nay tôi sẽ chẳng c̣n bận tâm đi t́m kiếm làm chi cho mệt cái thân xác già nua này nữa và tôi sẽ an nhiên tự tại sống với chính tôi và gia đ́nh chúng tôi tại một phương trời hải ngoại xa xôi. Tại miền quê hương “đất lạnh t́nh nồng” này, tôi cảm nhận thấy rằng các con cháu chúng tôi đang và sẽ sống b́nh an hơn chúng tôi hồi c̣n trẻ ở Việt Nam và hy vọng rằng chúng luôn luôn nghĩ tới cội nguồn Việt Nam.

Hôm nay, tôi ngồi trong căn pḥng tĩnh mịch để mà viết lách sau khi đă đi bộ về. Trời bên ngoài vẫn c̣n đang có tuyết rơi, tôi thấy tôi rất an nhàn, vui vẻ và tôi đă trở về lại được với cái Tĩnh của nội tâm tại miền “đất lạnh t́nh nồng”này. Mặc dù cho trời có lạnh, cái khí hậu giá lạnh này chỉ ảnh hưởng ít nhiều tới phần thân xác nhưng trong phần nội tâm, tôi thấy an tịnh, thoải mái “được” sống với con người đích thực của tôi, trái ngược hẳn với cái động, cái ồn ào, náo nhiệt của những thành phố lớn bên Việt Nam.

Ông bạn già người Đức mà tôi gặp sáng nay đă vô h́nh chung “chỉ đường dẫn lối cho tôi đi”: trong tuổi già, cha mẹ muốn ở gần với con, với cháu và rất ngại phải đi du lịch xa nhà. Về già, phần tinh thần của con người có khuynh hướng t́m kiếm cái Tĩnh hơn là cái Động và phần này quan trong hơn là cái khổ cực của thân xác.

Trong chuyến về thăm lại quê hương, tôi thường hay có những giây phút nghĩ tới cháu nội và các con của chúng tôi. Con gái chúng tôi đă nói:

-         Con mong mẹ về từng ngày để con báo tin là con đă có bầu!

Nghĩ đến con, cháu của chúng tôi, chúng tôi thấy gia đ́nh ḿnh thật là may mắn khi tôi chợt nghĩ đến những đôi mắt ngây thơ, trong sáng nhưng đă nhuốm phần ưu tư của các cháu bé mồ côi sống trong các trại mồ côi mà chúng tôi đă có cơ duyên tới thăm tại Huế, Đà Lạt và Saigon. Lại do một cơ duyên nữa (mà giới tâm linh tây phương mệnh danh là “insights”), chúng tôi đă gặp Huệ Thi tại Đà Lạt. Thi là một phụ nữ Việt Nam đă lập gia đ́nh tại Bắc Âu và đă vượt biên lúc 9 tuổi sau khi thân phụ qua đời trong trại cải tạo.Tuy sống tại hải ngoại đă nhiều năm và kết hôn với một người Bắc Âu, Huệ Thi nói và viết tiếng Việt rất rành. Huệ Thi đă hăng hái đi theo chúng tôi đến thăm một trại mồ côi tại một ngôi chùa ở vùng Đà Lạt. Trong khi vợ chồng chúng tôi c̣n đang bận rộn  nói truyện với Sư Bà, Huệ Thi đă nhanh nhẩu vào pḥng để bồng bế 2 cháu mồ côi . Các cháu khác, v́ thiếu t́nh cha mẹ nên thay phiền nhau đ̣i Thi và nhà tôi bồng bế các cháu trong khi đó tôi c̣n bận việc chụp h́nh, quay phim.

Sau khi vợ chồng chúng tôi đă tặng nhiều hộp ḿ, bánh, kẹo và trao tặng ít tiền cho nhà giữ trẻ trong chùa, tôi phải đi kiếm Huệ Thi v́ lúc này Thi đang “bận việc bồng bế” trong một căn pḥng khác. Huệ Thi đă bịn rịn trong lúc chia tay cùng các cháu bé. Buổi tối hôm đó, Thi tới khách sạn chúng tôi để tặng chúng tôi vài tấm h́nh mà ông xă của Thi đă in ra. Đằng sau mỗi tấm h́nh là một bài thơ mà Huệ Thi đă viết chớp nhoáng và tôi thích nhất bài thơ này của cháu Thi:

 

      EM BÉ MỒ CÔI

Số phận mồ côi ánh mắt buồn

T́nh thương thiếu vắng, giọt lệ tuôn.

Ṿng tay âu yếm nào đâu biết

Đau xót cho em mất cội nguồn.

 

Huệ Thi

Đà Lạt, Jan.7, 2006

                   

Một số gia đ́nh Canadian đă có con nuôi gốc Việt, các cháu trông rất hồng hào và khỏe mạnh. Một bà mẹ nuôi đă đưa cho chúng tôi một số tiền để “nhờ ông bà về Việt Nam mua thực phẩm cho các cháu trong một trại mồ côi dùm tôi. Nếu con gái Mai Anh của tôi được ăn uống đầy đủ, tôi cũng mong giúp một số các cháu mồ côi một phần nào tại Việt Nam”! Một gia đ́nh khác đă tâm sự với tôi:

-         Vợ chồng chúng tôi cảm thấy áy náy mỗi lần thấy cháu Liêm không nói được tiếng Việt và không được sống với văn hóa Việt Nam. Có cách nào ông bà giúp gia đ́nh chúng tôi được không? (1)

C̣n chính chúng tôi, những người Việt đang sống ở Canada, th́ giống như những cây cối đă về già và đang bám rễ khá sâu vào miền quê hương thứ hai này rồi. Chúng tôi vui vẻ đón nhận nơi này làm quê hương để sống yên ổn trong mái ấm gia đ́nh và để chờ một “chuyến bay” đưa chúng tôi về với quê hương cội nguồn của ngàn thu. Tôi chỉ hy vọng rằng khi đó con cháu của chúng tôi sẽ không cảm thấy buồn rầu về chuyến đi này bởi v́ rằng hồn tôi sẽ thật sự được trở về với cái Tĩnh nguyên thủy của nó và tôi xin để lại trên Cơi Tạm này tất cả cái động của Tây Phương và cái động của Đông Phương.

 

Đàm Trung Phán

Mississauga, Canada

March 2, 2006

 

 

 

(1) Xin mời quư độc giả vào xem trang h́nh ảnh của các cháu mồ côi tại Việt Nam và tại Canada để thấy một số các bà mẹ gốc Canada mặc áo dài Việt Nam trong bữa tiệc ngày Tết mà nhóm này thường tổ chức hàng năm cho gia đ́nh và các con nuôi của họ:

 http://www.pbase.com/tamlinh/families_with_children_from_vietnam

 http://www.pbase.com/tuthien

 

 

Asia-Religion.net