GỬI BẠN ĐẦU XUÂN

Stuttgart  1. 2. 2003

Các bạn thân mến,

Mấy ngày qua, chợt nhiên tuyết lại rơi nhiều, phủ trắng xóa những căn nhà, những ngọn cây và cả những con đường. Cái lạnh lẽo của mùa đông làm tôi thèm được sống lại cái Tết ở quê nhà. Đă hơn 30 năm rồi không được ăn lại một cái Tết quê hương nên khi ḷng nao nao nhớ Tết là bao nhiêu h́nh ảnh của thời thơ ấu hiện về. Thích nhất là được đi chợ Tết: chợ Tết mở ngay trên con đường Phan Bội Châu trước cửa nhà tôi (không biết bây giờ c̣n hay không?) nên ngày nào cũng được đi chợ Tết, vài thằng bạn, đi ngắm hoa, ngắm người vui đáo để. Rồi Giao thừa, pháo nổ vang trời, đỏ hồng cả những con đường phố. Mồng một, đi chùa, đi Tháp Bà hái lộc. Rồi đi thăm họ hàng, thầy cô, bè bạn. Từ khi xa quê hương, không bao giờ được sống lại những cái vui ngày đó nữa. Những người bạn rồi cũng xa nhau, mỗi người mỗi ngả, chẳng biết bao giờ gặp lại nhau. Qua lá thư này, cho tôi gửi về các bạn ngày xưa đó của tôi những t́nh cảm chân thành.

Hôm nay là ngày mồng một Tết Quí Mùi. Qua năm mới, tôi thân chúc các bạn một năm nhiều sức khỏe và niềm vui. Nhưng niềm vui th́ không phải cầu chúc ǵ cả v́ niềm vui vẫn ở sẵn trong bạn, chỉ cần bạn để ư là bạn sẽ khám phá ra ngay như  nội dung của một đoạn kinh Pháp Cú mà tôi gửi thay lời chúc Tết tới các bạn năm nay:

    Vui thay! Có bạn lúc cần
Vui thay! Biết đủ, biết ơn giữa đời
    Vui thay! Tích đức làm lành
Vui thay! Lánh dữ, xa rời khổ đau
    Vui thay! Yêu kính mẹ già
Vui thay! Hiếu kính ơn cha vẹn toàn
    Vui thay! Cung kính Sa môn
Vui thay! Kính trọng hiền nhân đời này
    Vui thay! Giới hạnh tới già
Vui thay! Tín đức trong ta vững vàng
    Vui thay! Trí tuệ đạt thành
Vui thay! Điều ác chẳng sanh nẩy chồi.

Cách đây vừa đúng hai năm, tôi được tham dự một khóa tu cuối tuần do anh Karl Schmied hướng dẫn. Anh là một giáo thọ trong ḍng tu Tiếp Hiện của thiền sư Nhất Hạnh (Pháp tự của anh là Chân Pháp Nhăn). Tôi rất kính phục cái đạo hạnh và những đóng góp tích cực của anh cho đạo pháp. Đă có lần tôi đă nhắc đến Khóa tu tịnh khẩu cũng do anh hướng dẫn và nhờ đó tôi đă bước đầu tập chuyển hóa những hạt giống khổ đau. Trong Khóa tu lần này, anh đă kể lại về 4 tuần lễ nhập thất của anh, sống một ḿnh thiền quán trong 1 căn nhà đá giữa ḷng sa mạc Sahara và đă dạy tôi 5 chữ H-A-L-L-O để áp dụng khi thiền tọa. Sau đây là tóm tắt những ǵ Karl đă dạy:

Năm chữ này sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn những tư thế nội tâm tối cần trong khi thiền tập. Chúng ta sẽ học cách quan hệ với chính ta một cách dịu dàng và rồi cả với các người khác. Chánh niệm sẽ giúp ta ôm ấp các tâm hành của ta, không dồn nén hay xua đuổi, không bị lôi kéo theo những chuyện quá khứ hay tương lai, mà bám theo hơi thở, mở rộng Cái Tôi để cảm nhận được những ǵ đang xảy ra trong giây phút hiện tại.

Cái tư thế đầu tiên là niềm vui (H như Happiness), một niềm vui nhẹ nhàng trong ḷng mà qua thiền tập ta sẽ càng cảm nhận rơ ràng hơn. Rơ ràng quan trọng là khi thiền tập, tâm bạn cần phải nhẹ nhàng, thanh thản. Nếu tâm bị xúc động hay giận dữ th́ bạn nên đi thiền hành chứ ngồi thiền th́ rất khó.

Tiếp đó là chánh niệm (A như Awareness). Chánh niệm là một năng lượng mầu nhiệm, giúp ta nhận diện và ôm ấp được khổ đau, giúp ta nh́n sâu để hiểu và có khả năng giác ngộ. Thiền tập là để giúp cho năng lượng chánh niệm thêm vững chắc nên thiền tập không thể thiếu chánh niệm được.

Quan trọng không kém là ḷng từ bi (L như Love), là t́nh thương mà trước tiên là của bạn đối với chính bạn. "Ước mong cho thân và tâm tôi được nhẹ nhàng, an lạc và hạnh phúc"  là bài học đầu giúp ta chấp nhận những yếu kém và khổ đau trong ta. Có yêu đưọc ta, ta mới có khả năng để yêu thương người khác.

Thiền tập không chỉ là con đường của chuyển hóa và chữa trị các tâm hành đau khổ mà c̣n là con đường của giải thoát, của tự do. Và ta chỉ có tự do chừng nào ta có thể buông bỏ (L như Letting go) được những mơ ước, những mong cầu và cả những khái niệm.

Và chỉ khi ta buông xả được, tâm ta mới có thể rộng mở (O như Openness) để cảm nhận sâu sắc được mọi điều mới mẻ sẽ đến với ta trong buổi thiền tập mà không chờ đợi một cái ǵ nên đến, một kết quả hay một thành công nào.


Được cảm hứng bởi 5 chữ này, tôi có viết một lá thư cho con gái nhân ngày sinh nhật thứ 15 của cháu. Hôm nay xin biếu các bạn như một món quà đầu xuân.

Thân chào,
Trần Quang Ngọc

(Trần Quang Ngọc hiện đang làm việc tại Suttgart (CHLB Đức), tuy là tiến sĩ khoa học, nhưng t́m học Phật pháp từ lâu và sống đạo tích cực trong đời sống hằng ngày.)

 

Asia-Religion.net