TRONG QUỐC ĐỘ ĐỨC NHỮNG NHÀNH PHẬT GIÁO NẢY NỞ XANH TƯƠI

 

Phật giáo tại Đức nhân Hội nghị của Liên hội Phật giáo Đức năm 2001

 

Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng

 

 

   Phật giáo được truyền vào Đức từ  mấy thế kỷ trước qua con đường t́m hiểu nặng về kiến thức nhiều hơn khởi điểm ở ḷng tin. Hiện nay Phật giáo rất đa dạng ở dất nước này.

 

   Tại nhiều trường đaị học Phật giáo được giảng dạy như một môn học chính có thể tốt nghiệp tiến sĩ đ̣i hỏi thông thạo cổ ngữ như chữ Hán, Sanscrit hay Pali. Giới khoa bảng từ sau Schopenhauer (1788-1860) vẫn tiếp tục nghiên cứu đạt được nhiều kết qủa đáng giá, kể cả về mặt phiên dịch kinh điển. Có những chương tŕnh nghiên cứu đặc biệt, như chương tŕnh cuả Deutsche Forschungsgemeinschaft (DFG), một tổ chức nghiên cứu khoa học quan trọng hàng đầu của Đức chuyên giúp phương tiện tài chánh, đang bảo trợ cho việc nghiên cứu, t́m kiếm, phân loại, lưu trữ, chụp lại các bản kinh Phật vô giá viết trên lá hay vỏ cây rải rác tồn trữ tại những tu viện hẻo lánh ở  Nepal, Tây tạng hay trên triền Hy mă lạp sơn. Công tŕnh này đ̣i hỏi thời gian mà cũng phải chạy đua với thời gian để tránh sự tàn phá những di sản tôn giáo và văn hóa vô giá cần được bảo tồn.

 

  Nhưng ở Đức đạo Phật không những chỉ hiện diện trên b́nh diện nghiên cứu cao siêu mà trong lịch sử Phật giáo tại Ầxứ sở cuả văn nhân và các nhà tư tưởngẦ (Land der Dichter und Denker) cũng nhiều người đă t́m được ở Phật giáo một niềm tin, một ngọn đuốc soi đường. Riêng trong thế kỷ XX nhiều danh tăng Đức đă thiết lập những cơ sở đến nay vẫn c̣n tồn tại và tiếp tục phát triển. Đa số những cơ sở Phật giáo không mang danh tự viện mà là những trung tâm tu học ở đó nhiều truyền thống khác nhau được giảng dạy và những ngướ tham dự  đều sống theo giáo pháp ít nhất trong một  khoảng thời gian tu học nhất định. Ở Đức hiện nay có khoảng 570 nhóm Phật giáo, gần 30 tự viện, trung tâm thiền và cơ sở do chính người Đức lập nên. Tại đây  những ai muốn t́m hiểu đạo có thể đến dự những lớp tu học, những khóa thiền hay những cuộc hội thảo về các đề tài đượm màu giáo lư hoặc về những ứng dụng thực tế góp phần giải quyết những khúc mắc của cuộc đời, cũng như của cuộc sống từng cá nhân. Ngoài ra c̣n có những cơ sở cuả Phật giáo nhiều nước khác sinh hoạt rất tích cực với trọng tâm bảo tồn tín ngưỡng (Việt nam, Thái lan...) hoặc hoằng dương giáo pháp (Thiền Nhật bản, Tây tạng...).

 

   Điều đáng ghi nhận là các truyền thống Phật giáo ở Đức nóí chung  nẩy nở bên nhau trong một thái độ cơỉ mở huynh đệ, phần nhiều các cuộc gặp gỡ đối thoại đêù đâỳ tương kính. Do đó mặc dầu không phải hoàn toàn không gặp trở lực nhưng việc thành lập Liên hội Phật giáo Đức đă viên măn và trong nhiều năm hoạt động những thành qủa đă hiển hiện rơ ràng.

 

   Một trong những thành quả đó là việc tổ chức đều đặn Hội nghị thường niên của Liên hội. Hai năm trước Hội nghị đựơc tổ chức tại Bá linh. Năm ngoái hội nghị được tổ chức ở  Hannover vào dịp Hội chợ Triển lăm quốc tế 2000 tại một ngôi chùa Việt nam lớn nhất châu Âu, cũng tại Hannover (với đề tài Thời gian- Trí tuệ- Đời sống) liền sau một hội nghị Phật giáo khác qui tụ các nhà nghiên cứu đạo Phật ( đề tài: Phật giáo trong nghiên cứu và cuộc đời ). Cả hai hội nghị đă thành công cũng v́  biết kết hợp khéo léo về thời gian cũng như tổ chức để  những nhà nghiên cứu Phật giáo, các tăng ni Đức thuộc nhiều truyền thống và Phật tử cùng những người có cảm t́nh với đạo Phật đến tham dự đông đảo (1).

 

   Năm nay theo thông lệ Hội nghị thường niên của Liên hội Phật giáo Đức cũng được tổ chức vào hai ngày thứ bảy,chủ nhật cuối tháng10 dương lịch tại Munich, thành phố ở miền nam Đức( trước thống nhất được coi như thủ đô kín đáo thầm lặng của Tây Đức cũ). Chương tŕnh hội nghị đă xong, diễn giả đă mời và họ cũng  đă nhận lời đóng góp.  Ban tổ chức đang rộn ràng lo công việc, từ kêu gọi Phật tử nhận đồng đạo nghỉ đêm đến sưả soạn vườn trẻ cho các vị khách tư hon đi cùng cha mẹ. Vấn đề ẩm thực do chùa Tâm giác (Việt nam), Munich đảm nhận. Dĩ nhiên là toàn đồ chay. Dư vị của những món chay đậm đà của Viên giác tự ở Hannover năm trước vẫn c̣n lưu lại trong kư ức nhiều Phật tử Đức nên ban tổ chức đă yêu cầu chùa Tâm giác năm nay tiếp tục truyền thống trai soạn Việt nam.

 

   Trong suốt hai ngày hội họp bên ngoài hội trường các nhà xuất bản sẽ triển lăm và bán sách báo Phật giáo. Ai muốn t́m hiểu về đạo Phật th́ đây là một cơ hội hăn hữu để đỡ mất th́ giờ  mà có thể nhận ngay được một thư mục cập nhật về các sách báo Phật giáo, rồi nếu cơ duyên đưa đến cũng có thể gặp và đàm đạo  với tác giả một vài cuốn sách vừa xuất bản. Các truyền thống, các trung tâm Phật giáo trên toàn nước toàn Đức cũng giới thiệu hoạt động của truyền thống ḿnh qua những quầy thông tin. Nhiều dự án thực hành hạnh Bồ tát và từ bi tại các nước Phật giáo Á châu để xoa dịu nỗi đau khổ vật chất cũng được giới thiệu cho quan khách biết. Chen lẫn vào những bài diễn thuyết và những giờ tranh luận, hội thảo là thời gian (dạy) thiền cho mọi người, kể cả các quan khách không là Phật tử. Ngoài ra c̣n có những buổi tụng kinh theo nghi lễ Nhật bản, Tây tạng, Thái lan và Việt nam... và những buổi tŕnh diễn Folklore rất được tán thưởng trong những năm trước. Năm nay Mông cổ, Tây tạng và Việt nam  đảm nhiệm phần này.

 

   Ban tổ chức Hội nghị 2001 đă mời 22 người có thẩm quyền nói về Phật pháp cũng như tham dự ba cuộc tranh luận giữa đại hội đồng. Đề tài chính của hội nghị là

          Những nẻo đường đưa về Tự do Tâm thức

          Tinh yếu của Phật giáo

 

Trong số những vị tham dự có Hozumi Gensho Roschi, đứng đầu Thiền viện Tokoji và Trung tâm Thiền quốc tế tại Kyoto, Nhật bản, đồng thời giảng dạy tại đại học Hanazono, Kyoto. Vị này sẽ nói về Ư nghiă  của Thiền (Nhật bản) trong hiện tại.  Một tu sĩ học giả Tây tạng,Geshe Thubten Soepa  điều khiển Workshop Trở về an tĩnh nội tâm qua sự tôn trọng giá trị tha nhân với phần hướng dẫn thực hành trải rộng tâm Từ (Metta) do một nữ tiến sĩ Phật tử Đức hướng dẫn. Geshe Thubten Soepa đă tu học 20 năm tại Tu-viện- đại- học Sera Je với học vị Lharamp, tương tự như   Tiến sĩ Triết học ngoài đời. Bên cạnh hai tăng sĩ Á châu trên c̣n nhiều vị đến từ châu Âu và châu Mỹ, nhưng năm nay khác với năm ngoái đa số diễn giả là người Đức(2). Một điều đặc biệt ở những tăng, ni Đức cũng nhân đây nên nhắc đến, đó   là có những vị  đồng thời hành và tu đạo theo nhiều truyền thống: Amoghavajra Karl Schmied, cựu chủ tịch Liên hội Phật giáo Đức, vừa thuộc ḍng Tiếp hiện của một thiền sư Việt nam, vừa thuộc ḍng Arya Maitreya Mandala do Lạt ma Anagarika Govinda gốc Đức lập nên. Tương tự như trên là trường hợp của Fumon S. Nakagawa Roshi, một thiền sư Nhật (Zen-Buddhism) nhưng đă sống trên 20 năm tại Đức, thuộc truyền thống Soto (do thiền sư Dogen sáng lập ), đồng thời cũng là một thành viên của ḍng Tiếp hiện.

 

  Ba cuộc tranh luận khoáng đại tại đại hội giữa các người tham dự và những tăng ni diễn giả (3) gồm những đề tài làm nổi bật tính đa dạng, khoan dung, cởi mở và tinh thần Bồ tát của Phật giáo Đức như sau:

 

    Đề tài thứ nhất:  "V́ thế đức Phật mỉm cười" , Tinh yếu của giáo lư từ những truyền thống Phật giáo khác biệt.

    Đề tài thứ hai:   Phật - Bồ tát - A la hán, những ngả đường và mục đích khác nhau trong đạo Phật.

   Đề tài thứ ba:   Dấn ḿnh vào xă hội

 

   Qua ba dề tài ta có thể tưởng tượng Phật giáo Đức như một hồ sen với những đóa sen muôn vẻ, tuy khác nhau ở một vài chi tiết nhưng đặc tính chung vẫn là hương - thơm ngát mùi đạo vị. "Đức Phật mỉm cười v́ thế" ,v́ chân lư chỉ có một, đạo pháp chỉ có một. Trong nghị luận giữa đại hội chắc sẽ có những đóng góp sôi nổi về đạo pháp và thực hành. Có hành giả Đức muốn đạt quả A la hán giải thoát ngay trong cơi đời này có thể v́  quan niệm thời gian Tây phương c̣n in sâu trong tiềm thức, việc ǵ cũng muốn kết qủa đến nhanh. Bên cạnh đó là những người kiên nhẫn hơn, nh́n hiện tại thấy chính ḿnh khó đạt những tiêu chuẩn để sớm chấm dứt ṿng luân hồi. Họ muốn vừa tu tập, vừa ứng dụng những tinh hoa của Phật giáo vào cuộc sống, khởi động tâm từ dấn ḿnh làm việc cho chúng sinh. Phật giáo Đức tuy chưa có  những cơ sở lớn như hai tôn giáo chính  ở  Đức (Công giáo và Tin lành ), nhưng Phật tử và tăng sĩ các phái vẫn tích cực đưa đạo vào đời.  Chẳng hạn là y sĩ họ dùng thiền để chữa tâm bệnh, góp phần làm dịu khủng hoảng cá nhân. Là tăng sĩ, Phật tử làm việc trong các tổ chức tư nhân và nhà nước họ dùng tư tưởng Phật giáo làm vơi đi nỗi niềm sợ chết của người nằm trong những bệnh viện đặc biệt chờ giờ lâm tử, chờ về một thế giới huyền bí chưa được một ai mô tả rơ rệt. Một số tăng sĩ Đức dấn ḿnh vào phong trào bảo vệ môi sinh. Có cả những người  hành đạo tại trung tâm thiền, đồng thời cũng là trung tâm bảo vệ súc vật. Chủ trương bảo vệ ở đây không có tính cách phô trương khôi hài  kiểu bảo vệ của những người sống dư thừa quá lố lăng, của một số minh tinh màn bạc, ca sĩ thời thượng nổi danh. Ḷng muốn bảo vệ súc vật ( 4 )  phát khởi do tâm Từ và do ư hướng áp dụng Phật pháp khi nh́n ṿng luân hồi vô thủy mà chính chúng sinh Thích ca mâu ni cũng đă là một con thú trong ṿng chuyển nghiệp. Dĩ nhiên với cố gắng đem đạo vào đời giới Phật giáo Đức vẫn tiếp tục tích cực thiết lập những chương tŕnh cứu trợ chúng sinh (cho  Bangladesh, Tây tạng, Việt nam v.v...). Tuy là một tôn gíáo chưa nhiều tín đồ  nhưng cho dến nay Phật giáo là một tôn giáo độc nhất ở Đức đă  chính thức bày tỏ lập trường về ứng dụng cuả kỹ thuật gen vấn đề y giới muốn Ầ tạo người đồng dạngẦ , trong khi các tôn giáo lớn với bộ máy hành chánh kềnh càng, với những dè dặt thường lệ vẫn c̣n "mũ ni che tai".

 

   Đại hội Phật giáo Đức 2001 từ khi dự định tổ chức cho đến thành qủa thực hiện ở giờ phút này đă thấy nhiều dấu hiệu thành công, v́  Liên hội Phật giáo Đức đă  rút được nhiều kinh nghiệm của những năm trước và người Đức nói chung rất chu đáo trong vấn đề tổ chức. Kết qủa của đại hội năm nay sẽ được ghi lại trong tạp chí   Những cánh sen  (5) và có thể trong một tuyển tập bao gồm những đóng góp tại hội nghị của tăng sĩ và cư sĩ Đức cũng như nước ngoài.

 

   Qua những điều tŕnh bày trên, ta nhận thấy Phật tử Đức tu học theo nhiều truyền thống. Càng quan sát kỹ sẽ càng thấy Phật giáo tại Đức đa dạng vô cùng. Những người tin Phật ở đây tu học theo Thiền tông Nhật bản, Tịnh độ tông Trung hoa, theo các nhánh Đại thừa cũng như  Phật giáo nguyên thủy Thái lan, Miến điện; họ tu theo Tây tạng   (Lam-rim, tiệm tu) và thực hành Thiền Minh sát tuệ (Vipassana)... Nhưng dù theo truyền thống nào th́ cũng vẫn quy nguyên về nguồn tỉnh giác đầu tiên của một chúng sinh vĩ  đại trong lịch sử loài người  đă đạt thành Đại ngộ. Ḥa với niềm tin của họ, có thể nghĩ rằng với cái nh́n  bao dung của Bậc Ṭan  tri chắc Đức Phật sẽ mỉm cười  ( 6 ) khi thấy Phật giáo Đức trong Đại hội 2001 sẽ khám phá thêm Những nẻo đường đưa về Tự do Tâm thức ( 7 ) để sớm qua được bờ Giác ngộ bên kia... 

                                                                       

                                                               Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng

 

(Tác giả là hội viên Hội Phật giáo Đức. Đă được đề cử và bầu vào Ban Chấp Hành Liên Hội Phật Giáo Đức nhưng sau từ chối v́ muốn dành th́ giờ nghiên cứu tại đại học cũng như góp phần tích cực vào việc tổ chức Đại hội Phật Giáo Đức năm 2002 lần đầu tiên đưa sang Đông Đức cũ.)

 

 

 

Chú thích:

 

(1) Tường thuật chi tiết về Đại hội của Liên hội Phật giáo Đức năm 2000 và 2001 sẽ là đề tài của một bài báo khác cùng một tác giả.

(2) Xem Những khuôn mặt Phật giáo Đức hiện nay, cùng một tác giả, trong Tín ngưỡng Á châu, số mùa thu 2001.

(3) Khác với năm trước tại đại hội 2001 của Liên hội PG Đức giới đại học chỉ có viện trưởng Viện Ấn độ học, Đại học Munich, tham dự cuộc tranh luận khoáng đại trên diễn đàn cùng các tăng sĩ Hoa-kỳ ( PG nguyên thủy), Nhật bản (Thiền tông), Tây tạng ( Mật tông).

(4) Xem  tập san  Những cánh sen ( Lotusblaeter) , Munich ,số 2/2000 với chủ đề Thảo mộc và cầm thú, trong đó - bên cạnh những bài khác - có :

     bài Thảo mộc và cầm thú trong đạo Phật của Lambert Schmithausen, giáo sư Ấn độ học, Hamburg,

     bài Con người, cầm thú và viễn cảm (Telepathie) ghi lại cuộc đối thoại của Tập san với Rupert Scheldrate, giáo sư sinh vật học, Cambridge (tác gỉả Giác quan thứ bảy của loài vật) và Lạt ma Tengyal, đang dạy ở Trung tâm Phật giáo Tây tạng, Hamburg,

     bài Cây trong đời đức Phật, của Werner Liegel, tốt nghiệp kỹ sư, làm việc tại trụ sở Liên hội PG Đức, Munich.

    (cây liên hệ trong đời Đức Phật từ lúc sinh ra, thành đạo và cho đến  khi nhập niết bàn - Ng.Kh.T.-Tùng)

(5) Tập san Những cánh sen (Lotusblaetter) của Liên hội Phật giáo Đức , xb mỗi năm 4 kỳ, với số I /2001  tập  san vừa kỷ niệm xb số thứ 50, năm thứ 15.

(6) Đề tài của hội nghị

(7) Đề tài của hội nghị

Asia-Religion.net