30 năm sau nhớ về nghĩa trang Quân Đội Biên Ḥa

Friday, June 17, 2005

 

Giao ChỉSan Jose 2005

Năm 2005, đúng 30 năm sau ngày gẫy súng tan hàng, cựu chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa trên toàn thế giới cùng gặp lại trong Ngày Quân Lực vào Chủ Nhật 19 tháng 6.

Ngày Quân Lực năm nay gợi nhớ đến lần kỷ niệm Ngày Quân Lực tại San Jose mà anh em nhà binh chúng tôi tổ chức lần đầu vào năm 1981.

Vào thời kỳ đó, tuy làm ăn vất vả nhưng ai nấy đều c̣n trẻ trung. Có anh Thiếu Úy mới ra trường 25 tuổi, các niên trưởng th́ chỉ ngoài 50. Buổi họp mặt không đông đảo, không có âm thanh toàn hảo và ca sĩ nhà nghề, hoàn toàn không có ǵ là hấp dẫn nhưng vô cùng cảm động.

Lúc đó một số người vượt biển đợt đầu c̣n nằm trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á chưa đến Mỹ. Chưa có HO, chưa có đoàn tụ. Anh em quay đi quẩn lại tưởng rằng chỉ c̣n có được bằng đó. Cho nên nh́n nhau rất ngậm ngùi. Bởi v́ từ 1981 trở đi mới có văn nghệ đấu tranh. Phong trào gửi quà về Việt Nam mới bắt đầu và Việt Dzũng cất tiếng hát bài ca bất hủ “Chút quà cho quê hương.”

Và cuối năm 1981 cũng là năm mà ca sĩ Nguyệt Ánh và Việt Dzũng lần đầu tiên lên sân khấu lớn CPA tại San Jose đă gọi đùa chú Lộc là ông Bầu mở đường cho anh bắt đầu cuộc đời văn nghệ đấu tranh tại hải ngoại. Năm nay cả Nguyệt Ánh và Việt Dzũng lại trở về tao ngộ với San Jose.

Từ ngày đó đến nay, từ 1981 đến 2005, thấm thoát đă 24 năm. Năm nào cũng có Ngày Quân Lực. Các cựu chiến binh Cộng Ḥa đến với nhau. Nào là Bộ binh, Nhảy dù, Biệt động, Thủy quân Lục chiến, Hải quân, Không quân, Nữ quân nhân. Biết bao nhiêu là quân binh chủng. Khi đầy đủ, khi thiếu vắng, khi xum họp vui vẻ, khi giận hờn xa cách. Có hội chia hai, có nhóm hợp nhất. Có lúc không nh́n mặt nhau. Có lúc lại tay bắt mặt mừng. Khi gặp nhau trong đám cưới. Lúc bên nhau xuống đường. Lâu lâu lại tiễn đưa nhau với cành hoa bỏ xuống ḷng huyệt lạnh. Quay đi quẩn lại, chỉ có chừng đó nhà quàn và mấy khu nghĩa trang êm đềm thơ mộng của đất nước Hoa Kỳ.

Và đây cũng là mục đích của bài tạp ghi nhân Ngày Quân Lực lần thứ 30 tại hải ngoại. Chúng tôi sẽ nói chuyện với quư vị về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa mà chúng ta đă bỏ lại 30 năm qua. Xin kể lại từ đầu.

Trong những năm cuối cùng tôi làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Tiếp Vận. Chức vụ rất linh tinh. Giám đốc Trung Tâm Binh Thư, chánh sự vụ sở nghiên cứu và kiêm trưởng một cơ quan khá phức tạp phối hợp với rất nhiều cố vấn Mỹ gọi là PathFinder. Cái tên Hoa kỳ đầy định mệnh đó đă vận vào phần cuối cuộc đời cho đến ngày nay. Suốt đời tôi chỉ là kẻ t́m đường. Nhập ngũ tháng 3-1954. Tốt nghiệp Vơ Bị Đà Lạt khóa 6 tháng. Cái khóa Cương Quyết của đám thanh niên Hà Nội 18 tuổi ngây thơ tưởng rằng phải học cấp tốc để ra trường đi giải vây Điện Biên Phủ. Nào ngờ c̣n đang học th́ đất nước chia đôi. Măn khóa ngày 1 tháng 10 năm 54, không kèn không trống. Quân đội cho về miền Tây đi đóng đồn Cái Nước thuộc vùng Nam Căn, ở tận đáy mũi Cà Mau.

Trải qua 21 năm quân ngũ đầy dâu bể, tháng 4-1975 tôi bắt đầu tham dự vào các cuộc lui binh của miền Nam một cách rất t́nh cờ. Từ Tổng Tham Mưu đi công tác Quân Khu II, đón đoàn quân di tản đau thương từ Pleiku về.

Ngồi với tướng Phạm Văn Phú mệt mỏi ở Nha Trang. Bắt bàn tay lạnh lẽo của tướng Trần Văn Nhựt ở quân cảng Cam Ranh. Chào cờ lần cuối với tướng Hoàng Cơ Minh nóng nẩy bồn chồn ở căn cứ Hải Quân. Dự phiên xử tử h́nh lính làm loạn tại Phú Quốc, rồi trở về với một Bộ Tổng Tham Mưu đang bối rối bàng hoàng của một Sài G̣n hoảng loạn.

Sau cùng, theo đúng hệ thống quân giai, bằng tàu quân vận, 30 tháng 4 tôi đi theo đuôi chuyến hải hành vĩnh biệt của hạm đội Việt Nam ra khơi để tham dự vào công việc trả tàu cho Mỹ ở Subic Bay, Phi Luật Tân.

Trải qua gần 20 năm lưu vong cho đến thời điểm năm 1995, cũng như các niên trưởng và chiến hữu, tôi c̣n nhớ được nhiều thứ nhưng cũng đă quên đi nhiều thứ.

Qua các tin tức, chúng ta biết doanh trại và đất nước bị địch chiếm đóng ra sao. Tù cải tạo bị tập trung trên 10 năm rồi được thả và xuất ngoại như thế nào. Bao nhiêu người đă lần lượt ra đi.

Trong các kỷ niệm cũ kỹ đó, có một nơi mà chúng ta dường như không lưu ư đến. Riêng phần cá nhân, ngay sau 75 đă có tin tức Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa đă bị tàn phá. Ḷng riêng những ngậm ngùi, nhưng thực sự không c̣n nhớ được các chi tiết. Tôi chỉ c̣n chút kỷ niệm là vào giai đoạn 68 và 72, đôi khi gặp chuyện buồn bực hay các sĩ quan trong đơn vị có điều thưa gửi, tranh chấp là tôi chở cả đám lên Biên Ḥa cho coi xác anh em từ các chiến trường đưa về. Xếp của tôi là tướng Đồng Văn Khuyên cũng hay xử dụng phương thuốc này để giải quyết các chuyện buồn phiền trong công vụ. Khi thăm nghĩa trang và nh́n xác anh em, ḷng thấy chùng xuống. Cấp bậc, danh vọng, quyền lợi chợt thấy vô nghĩa. H́nh ảnh đau thương của chiến tranh là phương thuốc để cho ḷng ta b́nh tĩnh trở lại và tiếp tục công việc thường nhật. Chút tỵ hiềm, cạnh tranh bỏ qua một bên.

Tôi vẫn c̣n nhớ lúc c̣n làm việc với xếp Đỗ Tùng, tham chánh quân nhu, chỉ huy trưởng BCH3TV lên thăm Nghĩa Trang Quân Đội, ông có xin sẵn một lô, gọi là dành chỗ. Tôi cũng theo gương dành một chỗ cho ḿnh. C̣n nói đùa rằng đây là căn b́a, sau này xuống dưới ḷng đất lạnh có thể mở cửa hàng buôn bán được. Hôm nay, khi tôi viết những ḍng này th́ ông xếp Đỗ Tùng hiền lành của tôi đang nằm ở nghĩa trang lại Los Angeles. Phần tôi, có dành sẵn 1 lô đất mới bên cạnh bà xă tại Nghĩa Trang Los Gatos. Đây là nghĩa trang Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ mà các thành viên của cơ quan IRCC chúng tôi góp phần xây dựng từ những năm cuối thập niên 70.

Mộ của bà cụ thân sinh của tôi nằm hàng số một, giữa nghĩa trang. Hàng năm chúng tôi và con cháu lên thăm viếng nghĩa trang Việt Nam Los Gatos, và đă bỏ lại rất xa trong kư ức cái Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa, chẳng c̣n nhớ là có bao nhiêu bạn bè nằm lại.

Năm 1994, t́nh cờ ông bạn cùng khóa là trung tá Công Binh Nghiêm Kế về thăm quê nhà, đem qua một số h́nh ảnh, có h́nh chụp Nghĩa Trang Quân Đội. Ông cho biết đă lên Biên Ḥa t́m mộ người em tử trận chôn ở đây.

Theo ông Kế tả lại th́ tuy hoang phế nhưng thật sự Nghĩa Trang Biên Ḥa vẫn c̣n đó. Nằm cách xa lộ, hai bên đường đă có nhà dân, nên sâu vào phía trong chỉ có cây cối um tùm chứ không bị tàn phá b́nh địa. Đi xe ngoài xa lộ nh́n vào sẽ không thấy rơ. Bệ ciment của bức tượng Thương Tiếc nổi danh bây giờ đă có gian nhà của tư nhân làm nghề vá vỏ xe. Bức tượng không c̣n nữa.

Từ các bức h́nh ngẫu nhiên, tôi bắt đầu lưu tâm t́m hiểu về Nghĩa Trang Quân Đội. Hiện trạng thực sự ra sao? Có phương cách nào dọn dẹp các phần mộ hay không? Sẽ gặp các trở ngại ra nào? Nếu muốn tảo mộ th́ ai có thể làm được?

Suốt từ 1995 đến 1997, chúng tôi nhờ người có thân nhân chôn cất ở Nghĩa Trang Biên Ḥa về thăm mộ để t́m hiểu và cho biết tin tức. Đối với một vài người đă về thăm mộ bà con, tảo mộ, bốc mộ, xây mộ th́ công việc có vẻ dễ dàng. Nhưng khi đặt vấn đề tảo mộ có tổ chức th́ tất cả đều rất dè đặt.

Nhân dịp chúng tôi tiếp tay cho nhóm Huynh Đệ Chi Binh của Trung tá Công Binh Lê Đ́nh Vọng tại San Jose giúp cho thương phế binh tại Việt Nam, chúng tôi bắt đầu gửi tiền về cho anh em ở các địa phương khác nhau quanh Sài G̣n để yêu cầu tự động đi từng nhóm nhỏ lên làm công tác và chụp h́nh gửi qua. Hoàn toàn làm theo h́nh thức gia đ́nh hay thân hữu. Mỗi toán vài người. Phát cỏ, dựng bia, viết lại tên. Đặt tấm ciment cho ngay thẳng. Đắp đất các mộ bị sụp lở. Thắp nhang cúng lễ. Được đến đâu hay đến đó. Thận trọng và dè đặt. Và cứ tiếp tục làm nhiều lần.

Chương tŕnh bắt đầu chuẩn bị từ năm 1997 và thực hiện vào năm 1998. Bây giờ quư vị có thể đọc được trong cuốn: 16 ngàn tử sĩ ở lại, phần viết về công việc tảo mộ mùa Xuân và các dịp gần Ngày Quân Lực hàng năm.

Từ năm 1998 cho đến 2005 là công việc tảo mộ chui đă thực hiện được 8 năm, chụp được hàng ngàn h́nh ảnh mộ chí, và quay được mỗi năm một cuốn phim.

Trong 5 năm đầu, vừa tảo mộ âm thầm, vừa đi t́m tài liệu, chúng tôi có được sơ đồ và tin tức khá đầy đủ để xuất bản một cuốn sách và đồng thời dựng lại một mô h́nh nghĩa trang cho Bảo Tàng Viện.

Nói một cách sơ lược th́ Nghĩa Trang Biên Ḥa chính thức khởi công t́m đất và chuẩn bị công trường từ năm 1965 và dự trù hoàn tất vào ngày 19 tháng 6-1975 tức là 10 năm sau, nhưng Sài G̣n đă thất thủ trước đó hai tháng. Lễ ghi dấu hoàn tất Nghĩa Dũng Đài không bao giờ tổ chức được.

Thực sự cho đến 30 tháng 4-1975 th́ công tác chính đă làm xong gồm tượng Thương Tiếc, Cổng Tam Quan, Đền Liệt Sĩ và Nghĩa Dũng Đài. Các chiến hữu Công Binh cho biết đến 29 tháng 4-1975, anh em vẫn c̣n đang làm công tác tại Nghĩa Dũng Đài.

Đặc biệt Nghĩa Dũng Đài h́nh lưỡi kiếm vươn lên nền trời tương tự như Đài Tưởng Niệm Washington tại Thủ Đô. Lại thêm một vành khăn tang vĩ đại bao quanh phía dưới.

Năm 1979, chúng tôi thăm ḍ các vị liên hệ cho biết nghĩa trang dự trù dành cho 20,000 mộ phần và đến năm 1972 đă chôn 5,000 chiến sĩ. Tuy nhiên vào năm 2002, t́m được tài liệu cũ của Cục Công Binh có cả sơ đồ và các con số đúng nhất được ghi nhận. Toàn thể khu nghĩa trang rộng 125 mẫu Tây có chia lô để dành cho 30,000 mộ phần chứ không phải 20,000.

Cho đến tháng 4-1975 tại đây đă chôn cất 16 ngàn tử sĩ và theo ước tính của anh em thương binh Biệt Khu Thủ Đô th́ đến năm 2004 chỉ c̣n lại 1/2 tức là 8,000 phần mộ. Một nửa đă do thân nhân cải táng về quê hoặc hỏa thiêu để lấy tro.

Công tác tảo mộ mà chúng tôi làm rất giản dị nhưng cũng rất hữu hiệu. V́ lư do rất tế nhị nên không thể đi vào các chi tiết nhưng nói chung th́ xem ra không có ǵ trở ngại đối với anh em thương phế binh đă quen thuộc với khu nghĩa trang kể cả nhân sự lẫn địa thế.

Một trong các báo cáo thường niên năm 1999 anh em ở quê nhà đă ghi lại như sau:

...Bây giờ ai cũng đi cả rồi, Tướng, Tá, Úy, HO, ODP, con lai, sở Mỹ, vượt biên, cải tạo. Ai cũng đi nước ngoài. Chỉ c̣n lại những thương phế binh, cô nhi quả phụ và sau cùng là tử sĩ. Xin đừng quên chúng tôi, đă 25 năm rồi...

Đúng như vậy, chúng ta không quên anh em, do đó nhân dịp thủ tướng của cộng sản Việt Nam qua Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm nay, chúng tôi xin đưa ra câu chuyện Nghĩa Trang Việt Nam Cộng Ḥa. Nguyên văn bài viết như sau và xin quư vị thông cảm đây là văn tự chính thức nên lời lẽ có đôi chút thận trọng và ngoại giao.

Đồng thời xin quư vị cũng hiểu cho là hoàn cảnh cần thiết của chúng tôi phải nhắc đéán chức vụ cũ trước 75 cũng như hiện nay để đạt được nhu cầu của vấn đề cần đưa ra.

Một vấn đề di sản của cuộc chiến gửi chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ.

NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG H̉A

Giao Chỉ – San Jose 2005

Báo Việt Mercury News và San Jose Mercury News có sáng kiến hỏi rằng nếu có dịp đặt vấn đề với thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải nhân dịp ông qua thăm Hoa Kỳ, th́ chúng ta đưa ra vấn đề ǵ? Trên diễn đàn Việt ngữ của người Việt hải ngoại kể cả BBC đều đưa ra các đề tài tương tự. Tôi xin đưa ra một vấn nạn di sản của cuộc chiến 30 năm trước. Đó là các nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa.

Tôi là cựu đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Vào đầu thập niên 70, chúng tôi làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu và có liên hệ một phần đến việc h́nh thành Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa tại Biên Ḥa.

Hiện nay tôi làm giám đốc cơ quan dịch vụ tỵ nạn tại San Jose, một tổ chức bất vụ lợi chuyên về dịch vụ xă hội được sự tài trợ của liên bang, tiểu bang và quận hạt địa phương. Ngoài công việc chính, chúng tôi có sưu tầm và viết lại một cuốn sách với tựa đề là 16 Ngàn Tử Sĩ Ở Lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa.

Đồng thời chúng tôi hiện có khá nhiều tài liệu về lịch sử xây cất, các di tích, các phần mộ từ lúc nghĩa trang bắt đầu khởi công cho đến năm 1975. Ngoài ra vẫn theo dơi để biết rơ hiện t́nh của nghĩa trang này cho đến tháng 4 năm 2005. Đặc biệt từ 1994 đă giúp đỡ cho các thương binh miền Nam đi làm công tác tảo mộ tại các nghĩa trang VNCH.

Hiện nay, với tư cách là một người Mỹ gốc Việt, một công dân Hoa Kỳ rất quan tâm đến các vấn đề mộ phần của các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa tại Việt Nam nên có một số đề nghị nhân dịp ông Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ.

Thứ nhất: Đề nghị thủ tướng Việt Nam nên đi thăm Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ tại Arlington để nh́n thấy các phần mộ của các chiến sĩ hai bên trong trận chiến tranh Nam Bắc cùng nằm tại đây.

Đặc biệt tại tiểu bang Virginia có tượng đài của đại tướng Lee, người đă chỉ huy quân miền Nam thua trận. Tại miền Nam Virginia cũng có các viện bảo tàng của quân dân miền Nam. Trường Quản Trị Tiếp Vận, Trường Quân Nhu và các cơ sở yểm trợ của Lục Quân Hoa Kỳ đặt tại Fort Lee. Khu quân sự vĩ đại này lấy tên của vị danh tướng miền Nam đă đầu hàng miền Bắc trong trận nội chiến tại Hoa Kỳ thời tổng thống Lincoln. Và gần đó có nghĩa trang của tử sĩ miền Nam được xây dựng rất uy nghi.

Lịch sử nội chiến Hoa Kỳ đă ghi lại các trận đánh mà quân hai bên chết cả trăm ngàn người. Sau cùng miền Bắc chiến thắng nhưng không hề có tù binh, không hề có tập trung cải tạo và cả hai phía đều suy tôn anh hùng tử sĩ.

Đây là h́nh ảnh đẹp đẽ của nước Mỹ với một nền văn minh ngắn ngủi nhưng vô cùng nhân bản trong cách đối xử với phe thù nghịch sau chiến tranh. Phải chăng đó là điều mà Việt Nam hiện nay muốn học hỏi để gia nhập vào cộng đồng thế giới.

Thứ hai: Trông người lại nghĩ đến ta, sau chiến tranh, lẽ tự nhiên là nhà nước cộng sản Việt Nam phải nghĩ đến các bộ đội đă hy sinh trong cuộc chiến. Các nghĩa trang liệt sĩ cộng sản đă được thực hiện ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, nghĩa trang của phe quốc gia miền Nam tại các tiểu khu, các thành phố th́ phần lớn đă bị phá hủy hoặc giải tỏa.

Đặc biệt, Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa tức Nghĩa Trang Quốc Gia của miền Nam đă tàn phá một phần và bỏ hoang phế suốt 30 năm ngoại trừ một số thân nhân và các nhóm nhỏ đă tảo mộ hàng năm. Con đường chính và các con đường phụ thuộc đă bị dân chúng lấn đất làm nhà che kín cả lối vào.

Bây giờ là lúc chính quyền Hà Nội phải có một chính sách rơ ràng về vấn đề bảo vệ các nghĩa trang của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa tại các thành phố và riêng Nghĩa Trang Biên Ḥa sẽ là ưu tiên số một.

Sau đây là một số các đề nghị cụ thể chúng tôi muốn gửi đến thủ tướng chính phủ Việt Nam nhân danh một công dân Hoa Kỳ.

1). Cần giải tỏa tất cả các nhà dân chúng và cơ sở bất hợp pháp trên khu đất nguyên thuộc Nghĩa Trang Biên Ḥa gồm cả con đường chính từ xa lộ, đường ṿng đai và các đường phân lô. Việc này cũng cần được thực hiện cho tất cả các Nghĩa Trang Việt Nam Cộng Ḥa tại các thị trấn quận hạt trên toàn lănh thổ miền Nam.

2). Cho dọn dẹp sạch sẽ các công tŕnh kiến trúc tại Nghĩa Trang Biên Ḥa gồm Cổng Tam Quan, Đền Liệt Sĩ và Nghĩa Dũng Đài.

3). Dành mọi sự dễ dàng cho thân nhân đến sửa sang lại các phần mộ đúng theo các mẫu mực nguyên thủy.

4). Cho chỉ thị chính quyền địa phương bảo vệ các nghĩa trang của quân dân miền Nam và cấm mọi hành động phá hủy.

Chúng tôi nghĩ rằng công việc kể trên không hề đ̣i hỏi nhiều ngân sách tốn kém và cũng không gây bất cứ sự xáo trộn nào trong xă hội. Đây cũng không phải là nhu cầu ḥa giải hay tuyên truyền mà chỉ đơn thuần là bổn phận tối thiểu của chính quyền đương nhiệm đối với mồ mả của những người đă qua đời.

Người Việt Nam trải qua 4 ngàn năm lịch sử, theo truyền thống đạo lư Á Châu luôn luôn tôn trọng các mộ phần của tất cả mọi người. Bây giờ chính quyền Việt Nam muốn bước vào cộng đồng thế giới lẽ nào không giữ được những tập tục văn minh căn bản tối thiểu là ǵn giữ hoàn toàn vô điều kiện các nghĩa trang của tất cả mọi chính thể.

Chúng tôi cũng không đ̣i hỏi các công tŕnh xây cất tái tạo quy mô hay các h́nh thức tuyên truyền phô diễn không cần thiết tại các nghĩa trang của miền Nam. Chúng tôi cũng không muốn đặt vấn đề quyên góp tài chánh của người Việt tại hải ngoại v́ việc này chỉ gây ra các hiểu lầm phức tạp.

Vấn đề chỉ giản dị là nghĩa trang của quân đội và chính quyền miền Nam cần được bảo tồn tối thiểu để cho thân nhân t́m kiếm và thăm nom hàng năm. Hăy giữ cho di sản lịch sử được tồn tại và thế hệ tương lai sẽ làm thêm những bước kế tiếp.

Đề nghị này xin đưa ra cho thủ tướng Việt Nam và đồng thời chúng tôi cũng kêu gọi sự tán thành đồng thuận của người Mỹ gốc Việt trên các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Đây cũng là ư kiến gửi đến ông đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đồng thời đạo đạt lên bà Ngoại trưởng và tổng thống Hoa Kỳ để can thiệp.

Rồi đây vào khoảng 20 năm nữa, những người lính cuối cùng của cả hai bên đă từng tham dự cuộc chiến Việt Nam đều sẽ ra đi. V́ vậy, vấn đề các nghĩa trang của quân đội miền Nam phải được giải quyết trong tinh thần trách nhiệm nhân bản và đạo lư trước khi quá muộn. Tuy nhiên, một lần nữa cần nhắc lại điều quan trọng phải tránh là chiến dịch quảng bá tuyên truyền lợi dụng các di hài tử sĩ Việt Nam Cộng Ḥa.

* * *

Trên đây là nội dung văn bản dự thảo được đưa ra bằng Anh ngữ và Việt ngữ, kèm theo bản tóm lược lịch sử và hoàn cảnh của Nghĩa Trang Biên Ḥa. Xin hân hạnh giăi bày cùng quư vị tất cả dự án. Đây là một công cuộc tranh đấu lâu dài. Mong được sự yểm trợ và góp ư của quư vị. Nếu quư vị muốn có tuyển tập 16 Ngàn Tử Sĩ Ở Lại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa, xin vui ḷng liên lạc với chúng tôi tại San Jose.

Nhân Ngày Quân Lực VNCH lần thứ 30 kỷ niệm tại hải ngoại, chúng tôi cũng có ủy nhiệm một số anh em lên làm công tác tảo mộ tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa. Công tác đi từng toán nhỏ từ đầu tháng 6-2005 cho đến nay.

Xin hăy tưởng tượng, mỗi năm vào dịp đầu Xuân, rồi đến thanh minh trong tiết tháng 3, rồi đến Ngày Quân Lực tháng 6, từng nhóm nhỏ anh em thương phế binh và một số nữ quân nhân lên Nghĩa Trang Biên Ḥa chọn một ngôi mộ bị cỏ cây phủ kín để nhận là mộ thân nhân. Từ ngôi mộ này dọn ra 4 chung quanh xóm giềng của người lính nằm dưới ḷng đất. Dọn dẹp xong, dọn các thực phẩm trái cây làm lễ cúng. Bên ngoài trông như cúng lễ người nhà. Bên trong là tưởng niệm t́nh chiến hữu. Vái trời khấn đất, nhắc đến chúng ta là những người ở chốn xa xôi. Chúng tôi thấy ḷng xúc động bùi ngùi, biết rằng ḿnh đang làm công việc nhỏ bé nhưng hạnh phúc biết chừng nào. Xin quư vị tiếp tay với chúng tôi.

Giao ChỉSan Jose 2005

Asia-Religion.net