Tôn Giáo và Văn Chương

LIS KLEEBERG

Lăo bà nữ sĩ Đông Đức tin ở luân hồi và sự vô thường của cuộc sống

Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng

Gửi Lis Kleeberg trong thân t́nh văn hóa

Ng.Kh.T.T.

Các nhà văn nữ tại Đông và Tây Đức

Trong văn học sử Đức từ cổ điển qua lăng mạn cho đến thời cận đại nhiều ng̣i bút tài hoa của phái nữ đă xuất hiện. Sự đóng góp của phái nữ vào văn học hiện đại tại Cộng ḥa liên bang Đức trước thống nhất (Tây Đức cũ) rất đáng kể. Chẳng hạn để chỉ kể một thí dụ: Asta Scheib (Munich), tác giả nhiều tiểu thuyết và chuyện phim, một thời gian dài từng làm Chủ tịch Hiệp hội các nhà văn Đức. Nhiều nữ văn, thi sĩ hiện nay vẫn c̣n sáng tác thuộc thế hệ 1968, năm mà phong trào phản kháng của sinh viên (Tây-) Đức cũng như Âu châu lên đến cực điểm: phản kháng những khuôn khổ g̣ bó cũ, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, chống chiến tranh Việt nam, tranh đấu giải phóng phụ nữ về nhiều mặt. Thời đó thuốc ngừa thai bắt đầu phổ biến rộng răi, bức tường luân lư xưa giảm kiên cố đi nhiều, trong văn học nữ dần dần xuất hiện những nhân vật tự do luyến ái mà không cần lo hậu quả. Bên phía Cộng ḥa dân chủ Đức (Đông Đức cũ) phụ nữ được nâng đỡ hơn nên vấn đề giải phóng ít được đặt ra. Trong thực tế cũng như trên lư thuyết họ b́nh quyền với nam giới và cùng lao động với chồng lo kinh tế gia đ́nh, trong khi con cái được bảo đảm trông nom miễn phí ở các nhà giữ trẻ hay trường bán nội trú tổ chức khá chu đáo. Trong tiểu thuyết - theo đường lối chính thống của nhà cầm quyền - nếu không phải là anh hùng lao động cường điệu th́ phần nhiều họ là những người lao động vô danh mà lạc quan.

Lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 85 của Lis Kleeberg và ngày ra mắt cuốn tiểu thuyết mới nhất của bà

Một khuôn mặt văn học đặc biệt xuất hiện ở Đông Đức là Lis Kleeberg, bà sinh ra, lớn lên, và già đi ở Leipzig, đă kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 (27.08.2001) tại thành phố thương mại lịch sử này. Giới văn học miền đông nước Đức và nhất là Leipzig cũng đă tổ chức ra mắt sách, cuốn tiểu thuyết thứ ba của bà, tại thư viện trung ương Leipzig trong một khuôn khổ giản dị nhưng ấm cúng, thân t́nh. V́ là thành phố đầy truyền thống âm nhạc với những tên tuổi dính liền với nhạc-sử như Bach, Schumann... nên buổi tổ chức vinh danh Lis Kleeberg dĩ nhiên có ḥa nhạc và độc tấu vĩ cầm ngoài những bài diễn văn ngắn của đại diện nhiều hội văn hóa và văn học tại Leipzig. Nữ sĩ Regine Moebius, phó chủ tịch Hiệp hội văn sĩ Cộng ḥa Liên bang Đức kiêm Chủ tịch Hiệp hội này tại tiểu bang Sachsen cũng đến tham dự. Buổi ra mắt sách cũng là ngày trọng đại được tổ chức để đọc văn Lis Kleeberg và dành cho chính bà đọc những đoạn đặc sắc trong cuốn tiểu thuyết thứ ba của bà để độc giả hâm mộ nghe. Đặc biệt là Lis Kleeberg viết rất ít, ngoài các tác phẩm đăng rải rác trên các tạp chí đặc san, và những đóng góp cho đài phát thanh, bà chỉ viết tổng cộng có ba cuốn tiểu thuyết, nhưng cuốn nào cũng nổi tiếng và toàn viết vào tuổi “bác Dương thôi đă thôi rồi”: hai cuốn đầu viết và xuất bản trong thời cộng sản (1975 và 1987), lúc bà đă 59 và 71 tuổi, cuốn vừa ra mắt viết trong thời hậu cộng sản, từ 1994 dến 2001, hoàn thành và ra mắt đúng năm bà 85 tuổi!

Qua tác phẩm đầu tay của Lis Kleeberg người đọc gặp một cô gái dậy th́ mới mười bảy tuổi đă chỉ thấy được Mặt trời hạn hẹp (Schmale Sonne) qua cánh cửa nhà tù. Nhân vật chính trong tiểu thuyết đă v́ t́nh yêu trở thành kẻ cắp, do đó bị tù tại Cộng ḥa dân chủ Đức, Đông Đức cũ. Cuốn này xuất bản năm 1975, tái bản tới bốn lần với khoảng 440,000 ấn bản, sau đó được viết thành kịch. Sự đón tiếp nồng nhiệt cuả độc giả có lẽ, ngoài những h́nh ảnh ngục tù, người đọc c̣n thấy được một trong những khuôn mặt đen của chế độ qua nhân vật điển h́nh là viên biện lư tại giám sát viện. Lis Kleeberg kể là rất tiếc nhân vật này chưa xuất hiện trên sân khấu th́ đă xảy ra những biến cố lịch sử đổi đời, xao động năm 1989 đưa đến thống nhất nước Đức.

Sau nhân vật chính c̣n niên thiếu của Mặt trời hạn hẹp Kleeberg đưa người đọc vào thế giới mới của t́nh già trong Đời sống khác (Das andere Leben). Nhà văn nữ Đông Đức lăo thành này tả sinh hoạt trong những nhà dưỡng lăo, nơi cũng có nhiều trái tim thổn thức và nảy nở bao nhiêu mối t́nh mà thành kiến, tập tục xă hội nhiều khi đă ngăn chặn không cho phép xuất hiện công khai trong ánh sáng! Bà đă điểm trúng tâm lư người đọc: thế hệ chưa già thấy tiểu thuyết mô tả một địa hạt lạ lùng đến nay chưa ai tích cực khai phá mà có thể chính ḿnh khi về già cũng lâm vào cảnh đó!, thế hệ đương sự th́ lấy làm thấm thía, hỉ hả, hân hoan đón nhận cuốn tiểu thuyết thứ hai này của nữ sĩ lăo thành đă “nói trúng tim đen” của các cụ về phương diện t́nh ái, cả tinh thần lẫn thể xác! V́ thế quyển tiểu thuyết đă rất ăn khách thời Đông Đức, được một nhà xuất bản có tiếng in tới hai lần.

Từ đó đến nay Lis Kleeberg hay được mời đi đọc văn (Lesung), đọc những đoạn chọn lọc trong cuốn Đời sống khác đặc biệt tại những nhà dưỡng lăo. Mới đây do lời mời của vị giáo sư y khoa giải phẫu cho ḿnh, bà cũng đọc văn tại một bệnh viện chỉnh h́nh cho các cụ nghe! Ông đă thiết tha mời bà ghi lại những cảm nghĩ liên hệ tới cuộc giải phẫu để in vào tờ báo của trường đại học y khoa Leipzig do ông phụ trách xuất bản.

Đă ra đi (Gegangen) là cuốn tiểu thuyết trên 300 trang mới phát hành, tŕnh bày trang nhă, do một nhà xuất bản ít nổi tiếng Tây Đức in ra với một số lượng khiêm tốn. Có lẽ đây là t́nh h́nh chung của các nhà xuất bản nhỏ trong sinh hoạt văn học hiện nay. Nhất là ở Đông Đức cũ phần nhiều các nhà xuất bản nhỏ không trường vốn, thiếu phương tiện cùng kinh nghiệm cạnh tranh. Dần dần những cá lớn từ tây Đức sang đă mua lại cơ sở của họ. Rồi tuy vẫn để nguyên tên cũ, nhưng quyền tự trị và cách làm việc độc lập theo với thời gian giảm dần. Về phía các nhà văn họ phải gian nan lắm mới len lỏi được vào những tổ hợp truyền thông lớn có mạng lưới phát hành toàn quốc. Cũng chỉ những tổ hợp này mới đủ khả năng đưa các tác giả vào văn học thế giới bằng những bản dịch tác phẩm của họ sang tiếng nước ngoài. Lis Kleeberg cũng đang gặp những khó khăn này: cuốn Gegangen đă được một nữ dịch giả Mỹ gốc Đức chuyển sang tiếng Anh, và nhuận sắc rồi, nhưng chưa có nhà xuất bản Hoa kỳ nào tiêu thụ.

Luân hồi và nỗi vô thường trong cuộc nhân sinh

Cuốn tiểu thuyết thứ ba (Nàng) đă ra đi (Gegangen) kể chuyện một phụ nữ trẻ đẹp Đông Đức đă ra đi do lời mời gọi thôi thúc của phương xa, v́ thú ly hương bẩm sinh, mà có thể c̣n do ảnh hưởng nghề nghiệp của bố mẹ. Gia đ́nh họ sinh sống nhờ một cửa hàng chuyên bán tem cho những người sưu tập. Các con tem với h́nh ảnh muôn màu cuả thế giới bao la đă khiến Clearissa - nhân vật chính - đang sống trong thế giới cộng sản ngục tù muốn thoát khỏi những hàng rào giây thép gai, và những bức tường của chế độ xây nên ngang nghạnh - nhưng hợp lư v́ lẽ sinh tồn của chế độ -. Clearissa đă vượt biên sang Tây Đức với bao nhiêu mơ mộng của một tù nhân tưởng tượng ra những tự do sáng chói của thế giới bên ngoài. Nhân vật chính của Lis Kleeberg - mà có thể một phần cũng chính là bà - đă về miền nam Đức sống, rồi đi Anh, sang Pháp. Và qua Ư, v́ Ư là thủ phủ quốc tế của thời trang, mà Clearissa lại chính là người vẽ thời trang tài hoa, đặc biệt cho quần áo và những sản phẩm bằng da! Nhưng nhân vật tuy thông minh, giỏi ngoại ngữ, đă từng học đại học này, v́ thiếu lobby nên đă không thành công trên con đường ước muốn. Và cũng không thành công cả về đường t́nh ái với những cuộc t́nh kéo dài không quá một đêm sau dạ tiệc. Nàng đă ra đi t́m tự do, kể cả tự do cho tâm hồn, để rồi cùng chiếc xe hơi thân thiết như h́nh với bóng đi vào cơi chết huyền bí. Linh hồn Clearissa đă ra đi nhưng - trong cơi trung ấm? - vẫn mang ư nghĩ về lại thế giới này. V́ Kleeberg tin rằng linh hồn sẽ tái sinh trong thân xác khác, niềm tin của một người Âu mang nhiều dấu vết Phật giáo.

Qua ba cuốn tiểu thuyết viết về ba địa hạt khác nhau, Lis Kleeberg đă cho người đọc thấy ng̣i bút linh động của bà. Trong đàm thoại bà cho biết những điều bà viết ra được xây dựng trên ba trụ chính: trên những kinh nghiệm sống, trên những điều đă nghe và sau cùng trên trí tưởng tượng. Bà tâm sự là vẫn viết tiếp v́ thôi thúc muốn truyền cảm, dù tuổi đă cao. Không những chỉ viết về mà bà c̣n thực sự tin tưởng vào ṿng luân chuyển của hoàn vũ. Như Goethe của Đức từ 1779 đă từng cảm nhận:

Linh hồn người

như nước

xuống tự trời cao

lên lại với trời cao

rồi nhỏ giọt về

trái đất

triền miên vô tận...

hay như Tản Đà của Việt nam trước 1945 đă mơ màng thấy :

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn...

Ḥa trong những đồng cảm này cũng như qua nhận biết về cuộc sống vô thường cùng sự luân chuyển chu kỳ của hoàn vũ, Lis Kleeberg càng vững tin linh hồn bất tử trong những ngả luân hồi hơn. Với niềm tin đó tác giả làm cho người đọc dịu đi sự bồn chồn, bất an trước giờ phút cuối cùng của đời người. Qua bà, những độc giả xuất thân từ thế giới vật chất tiêu thụ Tây phương được làm quen với niềm lạc quan mới, khi nhận ra rằng lịch sử của mỗi con người - ngoài những ai đạt ngộ trong cuộc đời hiện tại - không có sự tận cùng, kể cả sau khi chết.

Mong lăo-bà nữ-sĩ c̣n viết nhiều, viết khỏe ở thế giới này. Và ở những đời sau, cho nhiều nhân-loại-mới mai sau.

NGUYỄN-KHẮC TIẾN-TÙNG  

Asia-Religion.net