TÔN GIÁO VÀ ĐIỆN ẢNH

HỘI NGỘ TRÊN ĐỈNH ĐỊA CẦU

hay là một vài nhận xét về phim “Bảy năm tại Tây Tạng” của đạo diễn Jean – Jacques Annaud

Phan Anh Dũng

Đạo diễn, Berlin, CHLB Đức

 

Phim “Bảy năm tại Tây Tạng” được chuẩn bị rất chu đáo qua những nghiên cứu thật kỹ lưỡng của đạo diễn Jean – Jacques Annaud là người có nhiều kinh nghiệm về Á Châu nói chung và Tây Tạng nói riêng qua những lần du lịch, và nhiều tham khảo về phong tục cũng như nghi lễ của Phật giáo Tây Tạng trước khi ông bắt tay thực hiện cuốn phim này. Annaud c̣n cho biết: “Ngoài việc tŕnh bày văn hóa đă một thời vang bóng của Tây Tạng, cuốn phim c̣n thuật lại câu chuyện về sự hội ngộ hào hứng giữa Heinrich Harrer, một nhà leo núi nổi tiếng của Áo Quốc và Đức Dalai Lama thủa đó c̣n là một cậu bé“.

Với chủ đề có tính chất Phật giáo trong phim, đạo diễn Annaud, một người trước đó đă từng thực hiện nhiều phim quảng cáo đề cao những sự giàu sang, quyền hành, tiền bạc v.v….là những điều rất thích hợp với văn hóa Tây Phương, đă trở về với bản ngă thực sự của ḿnh qua sự nh́n nhận rằng ai càng lao theo những phù phiếm của cuộc đời là người đó càng đi trực tiếp sâu thêm vào địa ngục do chính ḿnh tạo ra và sẽ không có lối thoát. Câu chuyện về cuộc đời của Heinrich Harrer đă tạo cho đạo diễn Annaud một cơ hội tốt để t́m hiểu thêm một chiều hướng thâm thúy của t́nh cảm con người: Heinrich Harrer là một kẻ kiêu căng, chịu nhiều ảnh hưởng tự tôn của Đức Quốc Xă, thích giàu có, chỉ biết chạy theo tiếng tăm và danh vọng…. Nhưng cuối cùng lại đặt chân tới Tây Tạng là nơi mà những sở hữu vật chất cũng như tiếng tăm của ông không c̣n đóng một vai tṛ nào cả khiến cho ông ta bắt buộc phải xét lại con người của ḿnh và đă nhận ra được một bản ngă xa lạ của ḿnh mà trước kia ông ta không hề biết đến.

Sự xung đột nội tâm đó thật đớn đau. Sau khi ở Tây Tạng trở về Áo Quốc, Harrer rất hổ thẹn với quá khứ Đức Quốc Xă của ḿnh, và coi đó là "sự nhục nhă lớn nhất của đời tôi". Chính sự nhục nhă, cộng thêm ḷng hối hận đă khiến Harrer dấn thân tranh đấu thật hăng say cho Nhân Quyền. Điểm đáng lưu ư nhất trong cuộc đời của Harrer là một người đă thay đổi được cá nhân tính của ḿnh để chiến thắng được kiêu ngạo và những tham vọng đi quá giới hạn của lương tâm.

"Câu chuyện này thật ra rất giản dị", Annaud nói, "vào thời điểm Harrer rời Áo Quốc, ông ta tuy rất nổi tiếng nhưng không được hạnh phúc. Khi trở về , ông không c̣n sở hữu một thứ ǵ khác ngoài bản thân, và rất xấu hổ v́ quá khứ Đức Quốc Xă của ḿnh". Câu chuyện tuy giản dị nhưng chủ đề lại rất thâm thúy nên nó đă động viên được tinh thần hợp tác rất cao của mọi người trong việc thực hiện cuốn phim này. Đó cũng là lư do tại sao Brad Pitt (diễn viên chính) nghe theo linh tính của ḿnh để làm một cái ǵ đó cho cuốn phim này với sự diễn xuất của ḿnh. Đạo diễn Annaud cho biết: Brad Pitt không đ̣i hỏi ḿnh phải có mười căn nhà thật sang trọng, anh chỉ muốn người đời công nhận anh là một diễn viên xuất sắc, một người tốt hơn là một người thật giàu sang, mặc dù anh không bao giờ nói điều đó ra". Tóm lại, đạo diễn Annaud và diễn viên chính Brad Pitt là những người đặt chủ đề đạo đức của Phật giáo trong phim cao hơn mọi vấn đề khác như tiền tài, danh vọng v.v...

Cũng v́ chủ đề thâm thúy của cuốn phim này mà diễn viên thứ hai là David Thewlis, quốc tịch Anh, rất nổi tiếng qua nhiều phim khác, đă đến với phim "Bảy năm tại Tây Tạng" một cách nồng nhiệt với vai tṛ Peter Aufschnaiter, người bạn thân và cung là bạn đồng hành cùng leo núi với Heinrich Harrer.

Nhân vật Dalai Lama lúc thiếu thời được tŕnh diễn bởi hai cậu bé người Tây Tạng với hai lứa tuổi khác nhau. Ngoài ra c̣n có sự hiện diện của một nữ diễn viên là một nhân vật có thật ở ngoài đời. Đó là bà Jetsum Pema, em gái ruột của Đức Dalai Lama (Trong phim, bà đóng vai tṛ người Mẹ của cậu bé Dalai Lama).

Bối cảnh của phim rất trung thực tuy rằng phim được thu h́nh trên dăy núi Anden của xứ Argentinien chứ không phải trong nội địa của Tây Tạng: Thủ đô Lhasa cũng như những chùa chiền Phật giáo của xứ này được xây dựng cho việc thu h́nh một cách thật trung thực khiến cho khán giả (kể cả khán giả người Tây Tạng) có cảm tưởng ḿnh là chứng nhân của một sự kiện lịch sử chứ không phải chỉ là khán giả của một cuốn phim . Nói như vậy cũng không có ǵ quá đáng v́ phim "Bảy năm tại Tây Tạng" thuật lại một chuyện có thật và hầu hết những nhân vật chính trong phim đều có thật  ngoài đời như nhân vật chính Heinrich Harrer, một nhà leo núi người Áo đă từng chinh phục nhiều ngọn núi cao trên thế giới. Trong khung cảnh thời gian của Đế Nhị Thế Chiến, của sự sát nhập Áo Quốc vào khối Đức Quốc Xă, Heinrich Harrer đă rời bỏ gia đ́nh, rời bỏ người vợ đang có thai để thực hiện ư định chinh phục một đỉnh núi cao của dăy Hy Mă Lạp Sơn phía Tây Ấn Độ. Ư định là thế, nhưng số mạng và thời cuộc đă đưa đẩy ông vào một trại tù của thực dân Anh tại Ấn Độ lúc bấy giờ. Một cuộc vượt ngục với một vài bạn tù đă đưa đẩy ông tới Tây Tạng và được tiếp xúc làm quen với Đức Dalai Lama, lúc đó c̣n là một cậu bé nhỏ tuổi. Bảy năm sống tại Tây Tạng của Heinrich Harrer chính là thời gian để vị Dalai Lama nhỏ tuổi tiếp xúc, làm quen và học hỏi những tiến bộ của Tây Phương (thí dụ: xe ô tô, nghệ thuật nhiếp ảnh, giày trượt tuyết vvv….) cũng như đó là thời gian để Harrer tiếp xúc t́m hiểu để thấm nhuần văn hóa và lư thuyết Phật giáo của Tây Tạng (thí dụ: Thuyết Luân Hồi, là một lư thuyết Phật giáo mà người Tây Phương rất khó hấp thụ và chấp nhận). Sau bảy năm Harrer ở Tây Tạng th́ Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt với sự thất bại của Đức Quốc Xă, Harrer hồi hương, nhưng tại đây ông không t́m được hạnh phúc cuộc đời, v́ vợ ông đă lập gia đ́nh với người khác và con trai th́ không muốn nh́n mặt ông.

Diễn tiến của cuốn phim xảy ra như hai chuỗi sự kiện hoàn toàn độc lập với nhau: một bên là đời sống của Harrer ở Áo và cuộc leo chinh phục ngọn núi cao ở phía Tây Ấn Độ, bên kia là sinh hoạt dân chúng và tôn giáo của xứ Tây Tạng. Hai chuỗi sự kiện độc lập đó tưởng chừng sẽ không bao giờ có giao điểm, nhưng rồi chúng cũng gặp nhau: Ngoài số mạng đưa đẩy, chúng cùng có chung một hoàn cảnh là SỰ KHỐN KHỔ: Harrer khốn khổ v́ tù đày, vượt ngục v.v… Tây Tạng khốn khổ v́ bị Trung Cộng chiếm đóng và sát nhập cưỡng bách lănh thổ. Suy rộng ra, đó là lư thuyết "ĐỜI LÀ BỂ KHỔ” của Phật giáo. Sự khốn khổ làm con người thông cảm nhau và gần nhau để t́m hiểu nhau nhiều hơn, mặc dù con người sống trong những nền văn hóa khác nhau. Kippling, một nhà văn người Anh, sinh trưởng tại Bombay (Ấn Độ) có nói: "Đông là Đông, Tây là Tây. Đông và Tây không bao giờ gặp nhau được". Sự tăng trưởng liên tục của Phật giáo tại Âu Mỹ đă đưa câu nói trên vào dĩ văng bởi v́ Đông và Tây ngày nay chẳng những đă gặp nhau dễ dàng trong điều kiện không gian mà đă, đang và sẽ c̣n gặp nhau nhiều hơn nữa trong kinh điển, tinh thần và giáo lư của đạo Phật.

Phan Anh Dũng

Berlin, ngày 06.04.2002

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

TIỂU SỬ

Phan Anh Dũng sinh năm 1948 tại Huế, lớn lên tại Sài G̣n, sang Đức năm 1966, tốt nghiệp ngành Đạo Diễn tại trường Đại học Phim Ảnh và truyền h́nh Munich, một trường nổi tiếng về ngành này. Ông đă cộng tác với Phim trường BAVARIA, Học viện FWU (Institut für Film und Bild in Wissenschaft und Unterricht) sản xuất phim giáo dục phổ biến trong các trường học trên toàn nước Đức. BAVARIA và FWU là 2 cơ sở lớn về phim ảnh tại München (Munich). Ông cũng đă cộng tác với nhiều đài truyền h́nh Đức như BR (Bayrischer Rundfunk), NDR ( Norddeutscher Rundfunk), DW (Deutsche Welle), ZDF (Zweites Deutsches Fernsehen), hiện đang sống và sinh hoạt nghề nghiệp tại Berlin.

 

Asia-Religion.net