Giới thiệu

HỌC VIỆN QUỐC TẾ HENRY-MARTYN (HMI)

tại Ấn Độ

International Centre for Researche Interfaith Relations and Reconciliation

Nguyễn Khắc Tiến Tùng

 
 

Trung Tâm Henry-Martyn ở Hyderabad ( Ấn Độ ) là một tổ chức có mục đích ḥa đồng tôn giáo bên cạnh việc t́m hiểu và nghiên cứu Hồi Giáo.

Học viện này đuợc thành lập năm 1930 tại Hyderabad là thủ đô của đơn vị hành chánh Andhra Pradesh (tựa như một tiểu bang) nằm về phía Đông Nam Ấn Độ.Thành phố với gần 3,2 triệu dân này trong lịch sử đă có nhiều liên hệ với Hồi Giáo và chịu ảnh huởng nhiều của Hồi Giáo. Có một thời Hyderabad từng là trung tâm của Đại Vuơng Quốc Ba-tư. V́ thế Học Viện quốc tế Henry Martyn đă thiết lập một văn khố lớn tàng trữ các bản thảo, sách vở và báo chí viết bằng các tiếng Ba Tư, Ả Rập và Urdu ( tiếng địa phuơng Ấn với gần 47 triệu nguời nói ). Ngoài ra văn khố cũng c̣n nhiều tài liệu viết bằng Anh ngữ v́ Ấn Độ truớc kia là thuộc địa của Anh  nên tiếng Anh đă là ngôn ngữ hành chánh, văn hóa và giao tiếp giũa nguời Ấn với nhau ngay cả cho đến bây giờ.

Ấn Độ có khoảng 1 tỷ nguời, đại đa số dân chúng theo Ấn Độ giáo.Tuy nhiên Ấn Độ giáo thực ra chỉ là một danh từ chỉ chung nhiều tôn giáo cùng có một nguồn gốc từ Ấn, ngoài Phật giáo. Các tôn giáo khác đều đến từ nuớc ngoài (như Hồi giáo, Thiên Chúa giáo ...)  dù có hàng triệu tín đồ nhưng vẫn không đông so với tổng số gần 1 tỷ nguời Ấn. Sự sống chung giữa tôn giáo của nguời Ấn với các tôn giáo thiểu số nhiều khi không ḥa hợp và trong quá khứ đă đưa đến chiến tranh như giữa  Pakistan và Ấn Độ chẳng hạn. Do đó Học Viện Henry Martyn huớng về những hoạt động chống lại mọi thành kiến và t́m cách giải quyết mọi xung đột có thể xẩy ra. Nhiều lớp học, nhiều cuộc hội thảo đuợc tổ chức để luyện tập dần dần thói quen chống lại bạo lực và khuyến khích hoạt động chung giũa các tôn giáo khác nhau. Cụ thể truớc mắt là tạo mối ḥa hợp, giải toả mâu thuẫn giữa nguời theo đạo Hồi (11 % dân số) và tín đồ Ấn Độ giáo (trên 80 % dân số).Trong khuôn khổ hoạt động xă hội Học viện Henry Martyn đă lập một vuờn trẻ cùng một truờng tiểu học.Ở đây trẻ em dù thuộc bất cứ tôn giáo nào cũng có thể tới cùng học, cùng chơi với trẻ em đến từ các gia đ́nh theo mọi tôn giáo khác. Qua con em ḿnh phụ huynh cũng giao thiệp với nhau. Rồi chính liên hệ dây chuyền này lại dần dần góp phần xóa bỏ thành kiến hận thù giữa các sắc dân dị biệt về tôn giáo và củng cố sự sống trong ḥa b́nh an lạc của các bên truớc kia từng thù nghịch.

Nhiều tổ chức tôn giáo trên thế giới huởng ứng mục đích của Học Viện quốc tế Henry Martyn bằng cách trợ giúp  về tài chánh hay nhân lực. Có những tổ chức quốc tế hằng năm gửi thanh thiếu niên nam nữ sang Ấn Độ làm việc hoặc  thực tập tại các cơ sở xă hội của Học viện. Kinh nghiệm cho biết rằng khi trở lại nuớc ḿnh, họ không ít th́ nhiều cũng thay đổi quan niệm sống sau thời gian  tiếp xúc trực tiếp với cuộc đời nghèo khổ và các tôn giáo dị biệt ở Ấn Đô.

 
 
Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng
cuối tháng 5 / 2004
 
 
  Tác giả hiện sống ở Đức, truớc kia làm việc tại Học viện chính trị quốc tế, Đại học Munich (Đức)

Asia-Religion.net