ĐƯA PHẬT VỀ LẠI ĐẤT VÔ THẦN

 

ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN CỦA LIÊN HỘI PHẬT GIÁO ĐỨC NĂM 2002 TẠI LEIPZIG

 

NGUYỄN KHẮC TIẾN TÙNG

 

MIỀN ĐÔNG, ĐẤT MỚI…

 

      Những năm trước Hội Nghị hằng năm của Liên Hội Phật Giáo Đức (LHPG Đức) đều được tổ chức ở các thành phố thuộc Cộng Ḥa Liên Bang Đức cũ như Berlin, Munich, (Muenchen), Hannover. Sự phát triển của Phật Giáo tại Đức ngày càng mạnh, nhất là sau trên mười năm thống nhất. Khi Cộng Ḥa Dân Chủ Đức (Đông Đức cũ) giải thể về chính trị và chuyển thể về kinh tế th́ tự do tôn giáo đến một cách tự nhiên. Cho nên đă có một thời sau khi bức tường đổ, rất nhiều tôn giáo mới có, cũ có, đă ào ạt sang Đông Đức “múa gậy vườn hoang”, tương tự như t́nh trạng tại các nước Xă Hội Chủ Nghĩa Đông Âu, kể cả Liên Sô. Hai tôn giáo truyền thống của Đức là Công Giáo và Tin Lành đă phải đưa những “người được ủy quyền về các giáo phái” (Sektenbeauftragte) sang miền Đông để bảo vệ tôn giáo của ḿnh và ngăn chặn những tôn giáo giả h́nh hay những tôn giáo lạ bị nghi là độc hại cho tuổi trẻ cũng như quần chúng (Scientology, một hệ phái Ấn Độ Giáo). Sự pḥng vệ kỹ càng của hai giáo hội Thiên Chúa Giáo (Công Giáo và Tin Lành) đưa đến nhận xét có vẻ hơi thiên kiến, thiếu khoan dung, không mấy lợi ích cho ḥa đồng tôn giáo. Về Phật Giáo phải ghi nhận một điều đặc biệt tuy là một tôn giáo lạ nhưng Phật Giáo tại Đức được sự kính nể của hai  tôn giáo độc thần (chỉ thờ một Đấng tối cao) trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Bởi v́ Kinh điển Phật Giáo mênh mông, tư tưởng sâu sắc mà chính các tư tưởng gia Đức cũng như các nhà thần học và tu sĩ Thiên Chúa Giáo từng t́m hiểu để rồi cảm phục.

 

LEIPZIG VỚI CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN

 

      Liên Hội Phật Giáo Đức sau khi nước Đức thống nhất trong ḥa b́nh, cũng đă nghĩ đến “khoảng trống miền Đông” nên trong phiên họp năm trước đă quyết định là Đại Hội Phật Giáo Thường Niên cho năm 2002, sẽ được tổ chức tại Đông Đức cũ. Nhưng lựa chọn thành phố nào đây? Địa điểm ưu tiên được chọn là Leipzig, thành phố này là trung tâm sách báo và các nhà xuất bản trước chiến tranh, là một thành phố văn hóa có viện đại học là một trong những viện lớn nhất từng sản xuất nhiều nhân tài. Cho những cơ sở có liên hệ xa gần đến Phật Giáo, phải kể Viện Á Châu Học, Viện Ấn Độ Học và Viện Khoa Học Tôn Giáo. Không những Leipzig là thủ phủ thương mại và kinh tế từ mấy trăm năm trước mà ngay cả trong thời Đông Đức, Leipzig chính là cửa sổ mở ra thế giới bên ngoài trong một xứ hoàn toàn khép kín. Nhưng Leipzig có một điều đặc biệt ít ai biết tới khiến Liên Hội Phật Giáo Đức chọn Leipzig làm nơi họp Đại Hội 2002, đó là 99 năm trước, một Cộng Đồng Phật Giáo đă được thành lập (1903) tại đây. Đấy chính là Cộng Đồng Phật Giáo đầu tiên tại Đức và Âu Châu, nếu không nói là tại cả Tây phương.

      Tiến sĩ Muermel thuộc Viện Khoa Học Tôn Giáo, do đó đă nhắc lại lịch sử Cộng Đồng Phật Giáo ở Leipzig trong bài diễn văn khai mạc Đại Hội. Với giọng hùng biện của một nhà giáo, ông đă dẫn thính giả trở về những ngày thành lập, những thăng trầm, những tờ báo Phật Giáo đầu tiên. Nhiều cư sĩ, tín đồ, và các nhà nghiên cứu Phật học đă kết hợp cùng nhau để hoằng dương giáo pháp. Nhưng ở đâu có đoàn thể là ở đó thường nảy sinh những mầm chia biệt. Những khuynh hướng dần dần khác nhau trong vấn đề tổ chức cũng như lănh đạo đă đưa đến những cuộc bút chiến, những mâu thuẩn từ nội bộ ra đến công khai. Dù sao các Phật tử tiên khởi Đức đă một thời cùng nhau đi một quăng đường dài. Với giọng khôi hài linh động, diễn giả đă kết thúc bài đóng góp của ḿnh bằng một tin lạ: Karl Seidenstuecker, người say mê đạo Phật và sáng lập ra Cộng Đồng Phật Giáo Đức đầu tiên tại Leipzig, sau cũng đă trở lại đạo… Công Giáo!

      Trên phương diện lịch sử ai cũng phải công nhận là với nhiệt t́nh, Seidenstuecker và các người đồng chí hướng đă làm công việc “khai sơn phá thạch”. Nếu không có giai đoạn này chắc Phật Giáo Đức đă chậm tiến hơn trên đà phát triển.

 

MỘT VÀI CON SỐ VỀ HỘI NGHỊ

 

      Chủ đề của Đại Hội Phật Giáo năm 2002 là:

Điều đức Phật dạy:

SỰ KHÔN NGOAN HIỂU BIẾT VÀ L̉NG TRẮC ẨN TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

(Was der Buddha lehrte: Weisheit und Mitgefuehl im Alltag)

 

      Đại Hội kéo dài 2 ngày cuối tuần 26 và 27 tháng 10, gồm 38 tiết mục, bắt đầu từ 9 giờ sáng đến trung b́nh 9 giờ tối.

      Ban thuyết giảng gồm 19 người, tính theo quốc tịch

      Đức: 15 người (tu sĩ xuất  gia, tu sĩ tại gia, cư sĩ)

      Đại Hàn: 1 người (tu  sĩ  xuất gia)

      Tiệp: 1 người (tu sĩ xuất gia)

      Tây Tạng: 1 người (cư sĩ)

      Trung Hoa: 1 người (tu sĩ xuất gia)

      Nh́n từ truyền thống tu học có:

      7 tu sĩ: Thiền tông Nhật (3), Phật Giáo Tây Tạng (1), Thiền Tịnh song tu (1), Thiền Công Án (1), Thiền Vipassama (1).

      12 cư sĩ: xuất thân là nhà giáo (1), kiến trúc sư (1), nhà nông (1), nhà hoạt động bảo vệ môi sinh (1), những người c̣n lại (8) đa số sinh sống bằng thu nhập bất định (và thiếu thốn) với tư cách giảng sư Phật học lưu động trong những trung tâm tu học tại toàn nước Đức. 

      So với những năm trước, năm nay lực lượng ban thuyết giảng giảm về lượng và ít sự tham dự quốc tế hơn. Phía Thiền Nhật Bản có nhiều tu sĩ nhất, nhưng nếu cộng cả tu sĩ và cư sĩ th́ Phật Giáo Tây Tạng vẫn là một khối hùng hậu như mọi năm. Ḍng Tiếp Hiện của Thiền sư Nhất Hạnh có 3 người tham dự (nhưng đồng thời họ cũng tu theo truyền thống khác).

      Các tiết mục của Đại Hội so với mọi năm vẫn tương đương: Trong 38 tiết mục, ngoài 2 cho buổi khai mạc và bế mạc, c̣n lại 10 bài diễn thuyết về giáo pháp và thực hành giáo pháp, 12 nhóm gặp gỡ (tùy theo truyền thống ḿnh muốn biết), trong đó có nhóm “khí công”. Đồng thời rất nhiều người đă tham dự 13 buổi hành thiền, đông ngoài dự đoán, làm ban tổ chức bối rối v́ thiếu pḥng ốc: 3 buổi “thiền vắng lặng”, 3 buổi thiền của 3 tông phái Nhật, 1 buổi “thiền định”, 1 buổi “thiền quán” - Vipassana - , 1 buổi thiền từ bi quán, 1 buổi thiền theo phương pháp Thích Nhất Hạnh, 1 buổi “thiền vắng lặng” theo Sogyal Rinpoche, 1 buổi lễ Phật và thiền hành Trung Hoa và sau cùng 1 buổi thiền công án Đại Hàn.

      Theo ban tổ chức, tổng số người tham dự Đại Hội khoảng 200 mỗi ngày. Theo “mắt trần” th́ có lẽ đông hơn v́ ban tổ chức chỉ có cái nh́n bao quát ở đại giảng đường với số lượng vé bán, c̣n với các nhóm gặp gỡ học hỏi và những buổi thiền tập việc kiểm soát có phần lỏng lẻo hơn chăng? Ngoài ra phải kể tới số quan khách được mời và các người giữ trật tự được “nghe ké” (học sinh, sinh viên và thân hữu), số này trong 2 ngày cũng không ít.

      Những con số thống kê nêu trên không mang một tính chất điều tra nghiên cứu mà chỉ để độc giả nào chưa tham dự Đại Hội Phật Giáo Đức biết được diễn biến của Đại Hội và khuynh hướng của Phật tử cũng như tăng sĩ Đức trên con đường tu học.

 

KHỦNG BỐ VÀ CHỐNG KHỦNG BỐ – LÀM SAO THOÁT KHỎI VÔ MINH?

 

      Với số thống kê 38 tiết mục cho 2 ngày hội nghị, tham dự viên không ai có th́ giờ tham dự tất cả mà phải lựa chọn những giờ diễn thuyết, những nhóm trao đổi học hỏi và những giờ thiền tập nào hợp với ḿnh. Nhưng cao điểm của hội nghị là buổi hội luận khoáng đại (Podiumsgepräch) th́ đa số đều  quy tụ về tham dự. Trên diễn đàn có mặt Ashin Ottama, một nhà sư Tiệp (đă thọ Tỳ kheo cách đây 10 năm tại Miến Điện), Yeshe Udo Regol (từng xuất gia 17 năm theo truyền thống Tây Tạng) và Padma Wangyal (xuất thân từ một gia đ́nh du mục Tây Tạng, từng theo học Cao Đẳng Phật Học tại Varanansi). Nếu năm ngoái buổi hội luận khoáng đại đề cập tới vấn đề thời sự là cuộc khủng bố ở Nữu Ước đă gần như bắt buộc các tham dự viên phải bày tỏ lập trường, th́ năm nay vấn đề thời sự xảy ra đúng trong thời gian hội nghị là những cuộc khủng bố và chống khủng bố giữa hai dân tộc Palestine và Do Thái. Tâm Bi Mẫn Tâm từ Phật giáo phải hướng về đâu?

      Với cách điều khiển khéo léo cương quyết và tài bắt trúng ngay ư chính của những người tham dự rồi dùng ư ḿnh diễn tả thành những lời ngắn gọn, Heinz Jürgen Metzger, một tăng sĩ Đức (tu theo Thiền Tông Nhật) đă đưa ra kết quả cuộc hội luận trên một giờ rưỡi là ḷng bi mẫntừ bi quán Phật Giáo phải được trải đến cho cả “nạn nhân” và “thủ phạm”, trong khi những ai khôn ngoan, tỉnh giác đều biết rằng thủ phạm cũng chính là nạn nhân của những thủ phạm khác qua chuỗi dây nhân quả trong hành động thường ngày của một nhân loại c̣n ch́m đắm trong vô minh.

 

TÂM BI MẪN, “ĐỒNG CẢM HAY L̉NG TRẮC ẨN”

 

      Nhưng phút cảm động trong hội nghị cần được ghi lại đă do bài diễn thuyết của Vajramala đem đến. Giọng người nữ tu Đức này trầm, nhẹ và đều giữa một hội trường đầy thính giả nhưng im bặt, tưởng như giữa một khu rừng vắng có thể nghe được từng tiếng lá rơi! Đề tài “Ḷng bi mẫn, tâm điểm của Phật giáo thực hành” có lẽ xuất phát thẳng từ trái tim diễn giả. Vajramala không đứng sau bục giảng, mà ngồi thu ḿnh trên một chiếc ghế thấp, giữa diễn giả và khán giả không c̣n ǵ ngăn cách, kéo micro cho đúng tầm, rồi bắt đầu nói. Không bản thảo, không một mảnh giấy nhỏ ghi những điều cần nhớ, nói từ tâm can nói ra, suốt một tiếng rưỡi đồng hồ. Nếu phát ngôn viên ban chấp hành Liên hội Phật giáo Đức nhiệm kỳ trước, tiến sĩ Weil, một học giả Phật giáo có thẩm quyền thu hút người nghe bằng tài hùng biện lôi cuốn, th́ Vajramala – phát ngôn viên (danh hiệu thay thế cho chức chủ tịch ban chấp hành của nhiệm kỳ này) – qua nội dung bài diễn thuyết, so với Weil trên b́nh diện về kiến thức Phật học, Phật pháp cũng “người tám lạng kẻ nửa cân”. C̣n sức thu hút lại nằm trên khả năng truyền cảm. Vajramala đă nói thật kinh nghiệm của một nhà giáo gặp khó khăn khi dạy dỗ lứa tuổi dậy th́ 16, 17. Lứa tuổi này cần một nền giáo dục tâm linh mà Phật giáo có thể mang đến được? Vào tuổi đó chính bà đă mong mỏi được sống theo Phật giáo, v́ sinh trưởng trong một gia đ́nh Phật giáo hiếm hoi của nước Đức thời xưa, thời mà người ta chỉ biết Thiên Chúa Giáo và sự độc tôn trong giáo dục của đạo này. Đến trường không có bạn đồng tôn, sách vở về Phật giáo hầu như không có để t́m hiểu. Về nhà tuy cha mẹ khuyến khích nhiều, nhưng chính họ cũng như con gái Sabine Thilow (tên thế tục của diễn giả) phải chịu thân phận sống bên lề cuộc đời và bị cho là “đục” khi người ta “trong”, để rồi cảm thấy ḿnh tuy sống ở ngay quê hương ḿnh mà không thuộc về đâu cả! Có thể niềm tín ngưỡng thâm sâu, tâm bồ đề kiên cố của cô và gia đ́nh đă khiến Sabine Thilow thành Vajramala ngày nay đứng đầu một hội Phật Giáo toàn quốc tự do truyền bá Phật Giáo “độ” người, độ từ Đức sang tới Hung Gia Lợi (ở đó Vajramala cũng đứng đầu Trung tâm hoằng pháp). Vajramala, đệ tử chân truyền của Lạt Ma Govinda, đă thiết tha kêu gọi môi trường chung quanh tạo điều kiện sao cho lớp trẻ ngày nay có phương tiện học được Giáo pháp của Phật tổ và hănh diện v́ niềm tin chính đáng của ḿnh vào một tôn giáo đồng đẵng với những tôn giáo khác, để đi đâu không c̣n mặc cảm khi nhận ḿnh là Phật tử.

      [Trong chiều hướng này LHPG Đức đă lập nên một nhóm hoạt động (Arbeitsgemeinschaft) đưa Phật Giáo vào học đường. Họ t́m cách giúp các thầy giáo dạy môn Đạo Đức Học, tài liệu về Phật Giáo hay những giáo tŕnh soạn sẵn để giảng cho học sinh. Họ cũng giúp cả những Linh mục Công Giáo hay Mục sư Tin Lành nếu các vị này cởi mở, có khuynh hướng ḥa đồng tôn giáo và thực tâm muốn truyền bá cho học sinh kiến thức sơ khởi về những tôn giáo chưa bắt rễ tại Tây phương. Một vài tiểu bang của Đức đă (hoặc đang) thiết lập những thí điểm cho Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo. Các học giả, các viện đại học và nhiều tu sĩ (kể cả Phật Giáo) đă được mời tư vấn cho dự án trên.]

 

“TANG THƯƠNG ĐẾN CẢ HOA KIA CỎ NÀY”…

 

      Đại Hội của LHPG Đức 2002 không đề cập đến những vấn đề xă hội mặc dù tiêu đề chính rất thích hợp cho vấn đề này. Thay vào đó Franz-Johannes Litsch t́m cách giải thích “thế nào là đạo Phật nhập thế” và như thế đă đặt vấn đề bảo vệ môi sinh. Đó là sở trường của ông v́ ông là nhân viên của Sở Bảo Vệ môi trường sinh thái Liên Bang Đức tại Berlin, đồng thời là Phật tử dấn thân trong vị trí cá nhân cũng như vị trí của một ủy viên Ban Chấp Hành LHPG Đức. Vậy dấn thân như thế nào? – Là khi người con Phật c̣n vương mắc trong ṿng lục đạo vẫn giữ ḷng yêu cây cỏ và đức hiếu sinh. Tâm bi mẫn khiến họ cảm thấy đau buồn v́ chính bàn tay con người đă tàn phá thiên nhiên. Đồng thời mỗi người cần vun trồng sự tỉnh giác, sao cho nhân loại sống ḥa điệu cùng thế giới xung quanh để trao lại vẹn toàn quả địa cầu này cho các thế hệ kế tiếp.

      Nhà nông Gerd Boll cũng là người dấn thân bảo vệ môi sinh. Ông đă đem rao giảng tâm BI của Phật Giáo ở nhiều nước Âu Châu, từng qua Nga và sang cả Úc trong tư cách của một giảng sư Phật học. Có lẽ sống ở nông trại của ḿnh ở miền Bắc Đức, ông có nhiều dịp tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên nên thâm cảm được lư vạn vật đồng nhất thể?

      Một người cùng chí hướng khác có một đường lối đặc biệt trong việc bảo vệ môi sinh là Padma Wangyal, xuất thân từ một gia đ́nh du mục Tây Tạng. Ông Phật tử này dĩ nhiên lo đến “phước điền”, “gieo trồng ruộng phước”, nhưng ngoài ra, c̣n thực sự đi trồng cây trên cao nguyên Tây Tạng để giữ vững núi rừng, tránh mưa xói ṃn đất lở và ngăn nước lũ để những con sông lớn xuất phát từ Tây Tạng bớt gây thiệt hại cho các vùng ven sông. Mới đầu, Padma Wangyal mua cây về trồng, sau thấy tốn quá, kể cả phí tổn chuyên chở, nên dùng tiền quyên được ngày càng nhiều thiết lập một “lâm viên” tự ươm cây. Trong Hội nghị LHPG Đức, tuy ông tham dự buổi nghị luận khoáng đại nhưng phát biểu dè dặt, nên thính giả tưởng ông tiếng Đức chưa rành. C̣n trong Workshop của ḿnh, bàn về “dự án” xây dựng vườn cây cũng như khi đi quảng bá quyên góp trong Đại Hội, ông hoạt bát hẳn lên, cách diễn tả tiếng Đức trở nên đầy say mê hùng biện. Padma là một trong những người được vỗ tay hoan nghênh nhiều nhất trong các diễn giả.

 

HƯƠNG THƠM TỪ XỨ LẠ

 

      Bên cạnh người du mục mang hương rừng TÂY TẠNG về Âu Châu, Ni Sư Agganyanie (Văn Pḥng trưởng tại trụ sở LHPG Đức) và Tiến Sĩ Koloska (thủ quỹ LHPG Đức) đă mang từ MIẾN ĐIỆN về h́nh chụp những bông sen tuyệt đẹp trong đầm của những ngôi chùa Miến Điện. Buổi tŕnh chiếu Dias (slides) về xứ sở Thiền Minh Sát (với những danh Tăng như Mahasi Sayadaw, U Pandita và với các trường thiền đến ăn ở tu học không cần lệ phí) đă cho khán giả thấy sự say mê đất Miến Điện của hai “tu khách” Đức này v́ cả hai đă nhiều lần tu học tại đây. So sánh Phật tử Miến Điện với Phật tử Tây Tạng th́ h́nh như họ đều mộ đạo như nhau, nhưng khuôn mặt Phật tử Miến có vẻ an ḥa hơn trong khi tín đồ Tây Tạng h́nh như khắc khổ chịu đựng hơn do thời tiết nghiệt ngă trên rừng núi cao nguyên.

      Trong các quốc gia Phật Giáo năm nay TRUNG HOA cũng tham dự với sự hiện diện của Thiền Sư Ni Jue Le giảng về “Sự vun trồng tinh yếu của Trí Tuệ” với phụ đề “mang trí tuệ sáng suốt vào đời sống hằng ngày”. Vị Ni này đă giúp cho người nghe nối một nhịp cầu giữa cuộc sống thực tại và kết quả tu tập để tỉnh giác hơn. Thiền Sư Ni Jue Le theo hướng thiền tịnh song tu. Khuynh hướng ḥa hợp Thiền Tịnh chưa bắt rễ được tại Đức có lẽ v́ quốc độ này nặng về suy luận nên tin ở khả năng nội tâm nhiều hơn ở tha lực? Thiền Sư Ni Jue Le sống ở Hubei nhưng c̣n hướng dẫn tinh thần cho một Ni Tự vùng Bắc Đức. Khi diễn thuyết bằng tiếng Hoa, Ni Sư được một Sư Cô người Đức dịch từ Hoa sang Đức ngữ rất lưu loát.

      Thiền Sư ĐẠI HÀN Young San Seong Do cũng nói tiếng mẹ đẻ của ḿnh nhưng mang tới 3 đệ tử đi theo thông dịch. Ba đệ tử xếp hàng ngồi nhắm mắt, tư thế rất nghiêm trang. Nhưng cách dàn xếp khi thông dịch có vẻ hơi “tŕnh diễn”; khi th́ một đệ tử Đại Hàn dịch lời Thiền Sư sang tiếng Anh trước, rồi đệ tử người Đức dịch ra tiếng Đức sau; khi th́ đệ tử Đức dịch từ tiếng Đại Hàn trực tiếp sang tiếng Đức. C̣n cách dịch và dùng chữ của họ thật tuyệt vời, đủ làm cho môn phái hănh diện! Pháp thoại của Thiền Sư Young San Seong Do rất tổng quát: “Con người hiện đại và Thiền Phật Giáo”. Nhưng Thiền ở đây không phải là Thiền Nhật Bản (Zen) như một Đại Sư Nhật năm ngoái đă nói tại Hội Nghị với đề tài y hệt. Thiền mà Thiền Sư Đại Hàn nói năm nay là Thiền Công Án theo truyền thống Đại Hàn. Khán giả được sống nhiều phút căng thẳng với những câu Thiền Sư hỏi đại chúng và những phút im lặng kéo dài chờ câu trả lời. Có lẽ đầu óc người nghe c̣n tŕ trệ quá nên chỉ thấy một hai câu trả lời “bán ngộ”! Tuy nhiên mọi người lắng tâm chú ư hết ḿnh, v́ thấy hành động chỉ dẫn lạ lùng và vẻ mặt như giận dữ của Thiền Sư: lúc gơ mạnh gậy gỗ xuống sàn, lúc đấm tay hay đập gậy lên giảng đàn kèm theo tiếng hét làm người nghe ngỡ ngàng hoảng hốt. Những Phật tử Á Châu hiện diện chắc tưởng như đang sống lại thời Lâm Tế ngày xưa!

*

*    *

      Thiền Sư Young San Seong Do cũng là người được mời lên làm lễ bế mạc đại hội. Lúc này nét mặt Thiền Sư không c̣n vẻ giận dữ như trong bài pháp thoại mà mang nhiều nét từ ái, khiêm cung. Thiền Sư mời mọi người đứng lên cung kính cùng lễ Phật trước bàn thờ. Năm nay các vị sư Á Châu không đến đông như mấy năm trước nên sân khấu, diễn đàn vắng hẳn màu nâu đỏ đậm và màu vàng ánh của tăng y. Tính cách đơn giản nhưng vẫn trang nghiêm của lễ bế mạc trong thời điểm này chắc hợp với tâm hồn Đông Đức dù đă đi vào kinh tế thị trường nhưng vẫn c̣n “mộc mạc”

 

      Đại Hội Phật Giáo tại Leipzig năm nay – qua sự đón nhận của những người địa phương tham dự và phản ứng của các cơ sở truyền thông – cho thấy dân chúng miền Đông vẫn c̣n cảm thấy thiếu thốn niềm tin tôn giáo sau trên nửa thế kỷ sống với chế độ vô thần và mới đây với chủ nghĩa tư bản.

      Liên Hội Phật Giáo Đức khi chọn Leipzig tổ chức đại hội 2002 đă đi đến một quyết định đúng. Liệu “PHẬT GIÁO, HƯƠNG THƠM TỪ XỨ LẠ” có thể sẽ từ Leipzig nối tiếp truyền thống lịch sử tỏa dần ra khắp cả miền Đông Đức cũ vô thần được không?

 

NGUYỄN KHẮC TIẾN TÙNG

 

Asia-Religion.net