NHÂN ĐỌC LẠI BÀI "NH̀N VỀ ĐẤT NƯỚC"

của một nhà trí thức Việt Nam được đào tạo tại Ba Lan

"Thưa Ngài Dr. Tùng,

Được hân hạnh làm quen với ngài, mong rằng qua ngài tôi được làm quen rộng răi hơn với cộng đồng người Việt, để được cùng nhau gánh vác, xây dựng tổ quốc.

Dr. Inz. Nguyen Le Minh, Varsovie , Ba-Lan"

Cuối năm 1992, đầu 1993 tôi nhận được những gịng này của một nhà khoa học Việt nam tốt nghiệp tại Ba-lan sau khi tôi gợi ư anh nên ghi lại những kinh nghiệm sống và cảm nghĩ của ḿnh khi sống dưới chế độ xă hội chủ nghĩa. Thời đó khi chế độ này thất bại trong thí nghiệm xây dựng một thiên đàng dưới thế mặc dù đă đạt đến "đỉnh cao của trí tuệ loài người", Tây Đức là nơi nhiều người Việt từ Đông Đức hay Đông Âu đă tràn sang tỵ nạn. Có thể nói đúng là thượng vàng hạ cám, đủ loại người: trí thức có, không trí thức có, cộng sản có, không cộng sản có, người th́ muốn tỵ nạn chính trị thực sự, người chỉ mong ở lại v́ nhu cầu cơm áo...  Trong số những người đồng hương và trí thức trên tôi đă vui mừng được quen biết anh Nguyễn Lê Minh, cảm nhận được sự chân thành và tâm huyết của anh qua những gịng phiếm luận cũng như qua những lần đàm thoại. Nhắc lại mấy lời anh Minh viết bên trên, tôi nhân đây trước hết muốn nhắc lại chữ NGÀI mà lần đầu tiên nghe tôi rất khó chịu. Sau này quen đi, mới biết đó chỉ là tiếng chỉ ngôi thứ hai, không hẳn có một giá trị phê phán, mà cũng có khi tỏ vẻ kính trọng như chữ này thường được hiểu ở một nước Việt nam không cộng sản trước kia. Thành ra ngôn ngữ mang tính sinh động - sinh ngữ - và chịu ảnh hưởng của kẻ mạnh, của những ai đang thống trị, của người chiến thắng. Người thống trị, người chiến thắng ở Việt nam bằng vơ lực những năm sau 1975 đă đem vào miền Nam những tiếng là lạ như "xưởng đẻ", t́nh h́nh "căng", "quản giáo", "hoành tráng", "linh kiện"... cùng những từ ngữ Hoa-Việt rất dồi dào trong khi cổ vơ cho tính cách thuần túy, cho "sự trong sáng của tiếng Việt"! Những điều này cũng c̣n thấy trong lịch sử, trong cận sử như trong thời Hitler. Hiện nay ở Đông Đức cũ nhiều tiếng thời Cộng ḥa Dân chủ Đức đă biến đi như "đồng chí" (Genosse), "khu tổ hợp" (Kombinat), "xí nghiệp của nhân dân" (volkseigener Betrieb) v.v... và ngôn ngữ hiện nay ở Đông Đức mang nhiều dấu hiệu của Cộng ḥa Liên bang Đức (cũ), của những người chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh và hiện thống trị về kinh tế.

Hồi gặp anh Minh, ở Munich những người Việt nam nhiều lứa tuổi từ Đông Âu qua thường tụ tập ở chỗ tôi để gặp nhau và gặp lớp "cựu trào" tại Munich. V́ khi mới đến mỗi người c̣n phải lo lắng cho chính bản thân, nên chưa kết hợp chặt chẽ và chưa có một tờ báo nào tranh đấu cho nhân quyền, tự do tín ngưỡng và tư tưởng như những năm kế tiếp. Do đó bài của anh Minh chỉ được phổ biến trong một khuôn khổ hạn hẹp. Nay xin giới thiệu đến bạn đọc TNAC trên mạng lưới những gịng phiếm luận tự nhiên như lời nói chuyện, nhiều khi khiến người đọc bật cười nhè nhẹ. Theo dự định anh Minh tính đưa cho tôi một số bài nối tiếp, nhưng đột nhiên không thấy anh đến, sau khi giới thiệu cho anh một việc làm. Tôi chỉ nhớ mang máng anh nói phải về Ba lan v́ gia đ́nh, chị - cô gái người Ba lan dễ thương - lại không sang Đức được và con bị đau. Những năm sau đó nghe đâu anh sống thoải mái ở quê vợ. Tôi chắc anh chưa hồi hương v́ mặc dù những đổi mới gần đây và hiện tại, đất nước Việt nam - vẫn c̣n tham nhũng, chưa có tự do tôn giáo, tư tưởng phóng khoáng thường xuyên bị đàn áp, chỉ giới hạn theo một chiều - nên chưa phải là đất nước mà anh chờ đợi. Anh (và những người như anh) muốn có một tập thể công nhân trưởng thành về chính trị (như Công đoàn Đoàn kết ở Ba lan trước kia), muốn các tôn giáo liên kết cùng nhau, muốn đồng hóa những người ly khai Đảng cộng sản vào quá tŕnh thay đổi chế độ hiện hành. Thành ra với kỳ vọng đó, dù ở trong hay ngoài nước thế nào cũng có mặt anh trong hàng ngũ những người "có trách nhiệm làm vẽ vang cho dân tộc ḿnh" như anh viết.

Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng

Đầu tháng 7 năm 2004

>>> Kính mời độc giả đọc bài "Nh́n về đất nước" của Nguyễn Lê Minh

Asia-Religion.net