Nhân một chuyến Âu du ra mắt sách

NHỮNG ĐIỀU MẦU NHIỆM

Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng

(Xin bấm vào h́nh trên để phóng lớn)

Huyền Diệu là tác giả một cuốn sách với nhan đề "NHỮNG ĐIỀU MẦU NHIỆM", trên đó c̣n gịng chữ Mettakaruna pranna cùng với h́nh một vị có thể là Phật không ở trong tư thế b́nh thường mà ngồi bó gối, nghiêng đầu với dáng trầm tư mỉm cười an lạc khiến người quan sát nhận ra ở đây chắc chắn có một liên hệ ǵ với đạo Phật, nhất là lại thấy hàng chữ “Nhà xuất bản Hoa sen“ phía dưới b́a sách.

Vậy HUYỀN DIỆU là ai ? Phải chăng đây là một "ai" yêu văn chương mà lập dị nên mới chú thích tên ḿnh bằng mấy chữ là lạ "người làm vườn kiêm quét chùa"? Có lẽ làm vườn cũng là một thứ làm "ruộng phước" như người theo đạo Phật thường lo chăm chút "phước điền"? C̣n chùa, chùa nào, ở đâu? chùa lớn hay nhỏ mà mướn riêng một người chuyên quét chùa kiêm cả việc làm vườn ? Và có lẽ người này ở luôn trong chùa, vậy đây là một chú tiểu?

Lướt qua mục lục

Để t́m giải đáp cho những câu hỏi trên, người cầm quyền sách trên tay mở Mục lục th́ thấy có phần "Thay lời tựa". Thử đọc nhanh xem để có thể t́m kiếm được ǵ không, nhưng rồi vẫn chưa đạt được ư muốn. Vậy th́ đọc tiếp cả Mục lục vậy, rồi sẽ thấy 6 tiểu mục với những đề tài về CHÙA (Ngôi chùa Quốc tế đầu tiên trên đất Phật, Một quyết định đầy phiêu lưu và mạo hiểm, H́nh thành một "Liên hiệp Phật quốc tự", về CHIM (Đất lành chim đậu, Chủ tịch Hội Canh Giữ Chim, Bảo vệ Hồng Hạc) và về một CÂY CẦU (Cây cầu T́nh thương Việt nam trên gịng sông thanh thoát) rồi đến tiểu mục "Người người làm VIỆC THIỆN", sau cùng là "Thay lời kết". Dần dần độc giả sẽ đoán ra, đây chắc là những trang sách của một người sống ở đất Phật viết về những ngôi chùa trên đất Phật? Nghĩa là chùa phải ở Nepal hay Ấn độ và phải có vườn. Mà vườn nào lại chẳng có chim? Thành ra người quét chùa có thêm nhiệm vụ chăm sóc chim, mà đâu có phải chim thường, đây là Hồng hạc, một loài chim quư! Đến đây ta vẫn chưa đoán Huyền Diệu, người quét chùa, là ai. Có thể là một chú tiểu như đă đoán bên trên? Nhưng chú đâu có dám tự phong ḿnh là "Chủ tịch Hội Canh Giữ Chim", chú là chú tiểu mà! Tiếp theo ta thấy bài "Cây cầu t́nh thương Việt nam trên gịng sông thanh thoát". Cầu này chắc gần chùa Việt nam trên đất Phật, nhưng sao lại là Cây cầu T̀NH THƯƠNG?, sao gịng sông lại mang tên THANH THOÁT thơ mộng? Rồi sau cùng phần cuối của cuốn sách là "Người người làm việc thiện". Vậy tác giả định thuật lại những việc thiện đă thực hành hay là muốn kêu mọi người sẽ làm việc thiện cùng nhau?

Đúng là toàn một giây những câu hỏi, mà chắc chỉ trả lời được khi đọc xong toàn thể cuốn sách khoảng 140 trang. Sách tŕnh bày rất nghệ thuật, in trên giấy láng với nền trang nhă xen vào rất nhiều h́nh ảnh đẹp, hiện thực, linh động, hỗ trợ những lời tường thuật.

 

Suy ngẫm đôi điều

Gp sách lại người đọc phân vân không hiểu là ḿnh đă đọc một hồi kư, bút kư hay phóng sự, hay là một dung ḥa cả ba thể loại văn chương. HUYỀN DIỆU đă dùng chữ TÔI để mô tả những t́nh cảm, hoài niệm và kinh nghiệm sống của ḿnh khi xây dựng Việt nam Quốc tự, ngôi chùa Việt nam đầu tiên tại Bồ đề Đạo tràng (Ấn độ) , cũng như khi được quốc vương Nepal tặng đất để xây một Việt nam Quốc tự nữa, ngôi chùa Quốc tế đầu tiên tại Lâm tỳ ni (Nepal), mở đầu cho những công tŕnh xây cất các chùa tiếp theo của nhiều nước phật giáo trên thế giới. Huyền Diệu không phải là một chú tiểu như tŕnh tự "đoán ṃ" bên trên mà là một vị Thầy. V́ khi tác giả nhắc tới các môn sinh Tây phương đă gọi ḿnh là Thầy, ta biết ông là một nhà giáo dạy tại các đại học ở Âu châu, và khi thấy các tu sĩ Phật giáo Miến điện trẻ gọi ông là Thầy th́ ta biết thêm ông chính là một tăng sĩ Phật giáo có uy tín và nhiều tuổi đạo. Có khi Huyền Diệu c̣n gợi ta nhớ đến Don Camilo, cha sở một họ đạo Thiên chúa và Peppone, thị trưởng cộng sản ở họ đạo Ư này khi ông kể về chuyện xung đột với chính quyền địa phương nơi ông xây chùa: ông cũng c̣n "sân si" la lối đập bàn với họ, hay "cứng đầu" chống lại đ̣i hỏi của dân chúng vùng Lâm tỳ ni. Ở đây - với tâm từ và ḷng bi mẫn - ông đă dùng phương tiện của các đệ tử hảo tâm và tham gia trc tiếp bằng sức lao động của chính ḿnh xây cho vùng này một cây cầu qua "gịng sông oan nghiệt" như dân chúng gọi xưa kia. Nay con sông đó được đặt một tên rất lăng mạn là "gịng sông thanh thoát". Không lăng mạn sao được khi sống ở Ấn độ, Nepal, sống ở những vùng xa lánh thị thành, tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, được an lạc ngắm b́nh minh nghe chim hót và ḥa ḿnh tĩnh lặng với cảnh hoàng hôn khi Hồng hạc xoải cánh bay về. Huyền Diệu t́m an ủi ở thiên nhiên khi thất bại, ḷng lại nhủ ḷng "cũng may c̣n vầng trăng sáng bầu bạn" (chú thích cho h́nh trang 33), hay khi cạn tiền cho công tŕnh xây cất, "thợ thuyền lần lượt bỏ đi, thế là chỉ c̣n một ḿnh, làm bạn với trăng sao. Thế là ta lại là ta" (chú thích h́nh trang 29). Huyền Diệu cũng có tài tả cảnh và tả chân khi ông viết: " …khi đi về phía đông vườn Lâm tỳ ni tôi chứng kiến một cảnh tượng thương tâm. Bấy giờ đang vào mùa mưa, nước trên dăy Hy mă lạp sơn tràn xuống chân núi rồi hung hăn đổ ào vào ḍng sông. Tôi lo lắng nh́n cảnh đông đảo đàn bà trẻ con đang lội b́ bơm qua khúc sông nước dâng cao…Tôi chạnh ḷng thương cảm khi nghĩ rằng ngay tại vùng đất thiêng mà chúng sinh vẫn phải chịu nhiều vất vả gian nan. Khi t́m hiểu thêm mới biết rằng ḍng sông này hàng năm đă cướp đi nhiều mạng sống… Vào mùa khô nước cạn, mọi người có thể đi qua dễ dàng nhưng đến mùa mưa nước chảy xiết, những người yếu đuối bất cẩn thường bị nước cuốn trôi. Đáng thương nhất là trường hợp những gia đ́nh có người bệnh nặng phải di chuyển ra thành phố, gặp mùa nước lũ đành bất lực bó tay không sao đi được…" (trang 87).

Khi kể chuyện nhiều lúc Huyền Diệu c̣n mang đến những điều dí dỏm dễ thương. Vị Thầy ở Việt Nam của Huyền Diệu ngày trước "dạy rằng mỗi khi tiến hành làm lễ xây dựng công tŕnh nào th́ phải đi quanh miếng đất ấy ba đến bảy ṿng theo chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa tụng kinh đọc chú". Tác giả kể tiếp: "Nhưng ngặt một nỗi vùng này toàn hồ ao lênh láng nước, phần tôi sẵn sàng lội tới đâu cũng được nhưng c̣n các vị thầy kia th́ biết làm sao? " (trang 35). Dù tác giả năn nỉ, nhưng các khách tăng được mời tới làm l dăy nảy: "Chúng tôi không lội đâu, lỡ rắn cắn th́ sao!" Rồi Thầy Cả là Chủ tịch Hội đồng Phật giáo Thế giới tại Bồ đề Đạo tràng và cũng là vị trụ tŕ chùa Miến điện nhất định không chịu lội nước. Tác giả kể "Thầy buông một câu làm tôi cứng họng" khi vị Tăng Cả này trả lời Huyền Diệu: "Nhưng thưa thầy, thầy bận quần th́ dễ rồi c̣n chúng tôi quấn xà rông làm sao mà lội?" (trang 36). Lại tới một chuyện làm người đọc nhè nhẹ cười thầm: tác giả kể sau khi bị các đệ tử ép trong ṿng chưa đầy một tiếng đồng hồ phải đáp máy bay ngay từ Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ) sang Kathmandu (Nepal) để nhận đất quốc vương Nepal hiến tặng. Suốt chuyến đi Huyền Diệu bực tức v́ bị "bắt cóc" làm một việc lúc đó c̣n ngoài ư muốn của ḿnh. Ta hăy đọc tiếp: "Cửa máy bay vừa mở ra tôi đă nh́n thấy bên dưới có trải thảm đỏ rất trịnh trọng. Nghĩ rằng nghi thức ấy là để tiếp đón các anh em cùng đi với ḿnh nên tôi vội lui ra sau, nhưng mọi người cho biết sự chuẩn bị long trọng này dành để đón tiếp tôi khiến tôi hết sức ngại ngùng. Dưới chân máy bay đă có các quan chức cao cấp của Nepal đứng chờ sẵn, trong số đó có cả vị Bộ trưởng Bộ Văn hóa (…) Thế là tôi không c̣n cách nào khác đành dẫn đầu phái đoàn hùng dũng bước xuống (…) Anh Michel, một trong những học tṛ người Pháp của tôi và là thành viên của Chương tŕnh trao đổi văn hóa của UNESCO, đứng phía sau th́ thầm vào tai tôi:

- Thầy bước đi trong oai vệ lắm nhưng có điều quần của thầy ống cao ống thấp!

Lúc đó tôi mới nh́n xuống và thấy quả đúng như vậy. Có lẽ lúc ngồi trên máy bay tôi bực bội quá nên đă xăn ống quần lên hồi nào không hay!”  (trang 25-26)

Nhân tốt - Quả lành

Mặc những khó khăn lớn nhỏ đầy rẫy cản trở bao nhiêu dự tính của ḿnh, tác giả vẫn hoàn tất được nhiều dự định. Tác giả tin rằng mỗi chúng ta có thể gặp NHỮNG ĐIỀU MẦU NHIỆM ngay trong cuộc sống nếu chúng ta luôn luôn làm việc phước đức và có cơ duyên th́ thực hiện ngay.

* Việc làm: Chính tác giả khởi đầu bằng ước vọng xây chùa Việt nam Phật Quốc tự ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn độ, hàng chục năm sau mới xong  - Mầu nhiệm tới: tác giả được quốc vương Nepal mời tới tặng đất xây một ngôi chùa khác cũng mang tên Bồ đề Đạo tràng , ở Lâm tỳ ni, Nepal. * Việc làm: Xây chùa mới xong, sống đời giản dị gian khó ở đấy để chăm lo chùa.  - Mầu nhiệm tới: hội ngộ cùng Hồng Hạc để bảo vệ một loài chim quư ở hành tinh của chúng ta sắp bị tuyệt chủng. * Việc làm: Rồi người làm vườn kiêm quét chùa trở thành nhà bảo vệ môi sinh (chim hạc) được sự công nhận của Unesco. - Mầu nhiệm tới: v́ đi bảo vệ chim hạc thấy cảnh bi thương bên sông, nảy ra tâm nguyện xây cầu để giảm khổ cho những người theo Ấn độ giáo ở vùng đất Phật giáng sinh và nhất là nhận được đầy đủ những phương tiện để thực hiện cây cầu. * Việc làm: Rồi Cây cầu T́nh thương viên măn giải thoát khổ đau cho dân quê Nepal do Huyền Diệu, một "người dân Nepal mới" xây nên, người yêu đất nước này như yêu chính quê hương ḿnh .- Mầu nhiệm tới: cảm hứng từ cây cầu và với sự trợ giúp của bộ trưởng y tế chính phủ Nepal một Bệnh viện T́nh thương được hoàn thành.

Tất cả là một chuỗi giây nhân quả, v́ là nhân tốt nên quả lành. Thông điệp này của một người trải qua kinh nghiệm riêng gửi cho mọi người, không phân biệt tôn giáo. Có lẽ v́ thế tác giả chỉ là người viết văn để cổ vũ NHIỆM MẦU và muốn thông điệp cá nhân của ḿnh được trung lập nên dù sống trong môi trường Phật giáo, người viết sách không kư tên là tu sĩ THÍCH HUYỀN DIỆU mà chỉ kư là (nhà văn) HUYỀN DIỆU ?

Leipzig, 04.09.2006

Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng

Muốn có sách của

HUYỀN DIỆU

người làm vườn kiêm quét chùa

NHỮNG ĐIỀU MẦU NHIỆM

NHÀ XUẤT BẢN HOA SEN

Xin liên lạc về

VIỆT NAM PHẬT QUỐC TỰ BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG

hoặc

VIỆT NAM QUỐC TỰ LÂM TỲ NI

www.vietnamphatquoctu.net

Asia-Religion.net