CƠ BÚT TRONG CAO ĐÀI GIÁO

Đồng Tân

I) Dẫn nhập:

Vấn đề cơ bút, một phương tiện của người đồng tử thông công với thế giới vô h́nh, là một vấn đề xưa cũ như quả đất, nhưng nó lại không được dễ dàng thu nhận trong nhăn giới của con người dù tầm kiến thức của họ b́nh thường hay cao rộng. Nói như thế có nghĩa là vấn đề được đặt ra trong một chiều sâu của vũ trụ mà ngay cả những nhà đạo học nếu không đạt được mức khải thị đầy đủ cũng không thấu triệt được.

II) Chính đề:

Vấn đề cơ bút thuộc về thế giới tâm linh nhưng nhân loại ngày nay đâu đâu cũng chạy theo tấn tuồng vật chất trong đà đấu tranh, từ chính trị gia cho đến hàng dân giă, ai cũng đuổi theo quyềnlợi, đánh mất tinh thần đạo đức vốn là nền tảng nhân bản có tự ngàn xưa. Văn minh vật chất ngày nay là con ma bệnh của loài người đang kéo họ xuống vực sâu tội lỗi mà họ không hay biết. Chính những người thiên về tâm linh như một số người muốn được gọi là triết gia cũng chạy theo thời thượng để mong rằng ḿnh có giá trị thời thượng trước quần chúng nhân loại.

Tôi muốn nói, con người ngày nay không c̣n biết linh hồn vốn là phần vô h́nh đang điều động thể xác. Linh hồn có kẻ phủ nhận hoàn toàn như phe duy vật, nhưng cũng bị hiểu phiến diện như phe duy tâm, khi “có” như Thiên Chúa giáo, khi “không” như Phật giáo, tuy cả hai đều tự cho chỉ có ḿnh mới đem lại hạnh phúc an b́nh nơi Thiên đàng với Chúa và Nát bàn với Phật. Thế mà khi hỏi các cảnh ấy ở đâu th́ cách trả lời thường không được rốt ráo. Nhưng một khi linh hồn c̣n không xác định được th́ vấn đề Đấng Tạo Hóa – Á Châu gọi Thượng-Đế, Âu Châu gọi Dieu hay God – cũng khó ḷng nhận định được, chẳng khác ǵ người mù với màu sắc. Mà một khi bị mù rồi th́ không thể có được nhận thức của người thường. Lẽ cố nhiên, vấn đề tâm linh vốn là động cơ cho cuộc tấn hóa vũ trụ từ ngh́n xưa cho đến khi nào tiềm năng của nó không thể phủ nhận được.

Tôi phải dài ḍng như vậy để khai thông lối hành tŕnh của con người với yếu tố nhân bản – bởi con người là chủ nhân ông vạn vật – như thế mới có thể đề cập đến vấn đề cơ bút mà qua ḍng lịch sử nhân loại đă nhờ vào đó để tấn hóa đến ngày nay. Hăy thử t́m lại quá khứ nhân loại đă trải qua các thời đại mà các nhà sử học gọi là homo religious rồi homo sapien hay căn cứ theo lịch sử Trung Hoa th́ vào thời Thượng Cổ, cuộc sống man rợ của loài người đă được những người, trai gọi là “nghiễn” và gái gọi là “vu”, vốn có cuộc sống thuần lương chất phác trong số dân gian đă được Thần linh nhập xác và chỉ vẽ cách làm ăn sinh sống để tự nuôi thân ḿnh – mà các nhà viết sử đă gọi họ không đúng là loại đồng bóng như của đạo Lăo sau này. Giáo chủ các tôn giáo thành h́nh về sau không ít th́ nhiều cũng mang tính thông công – nghĩa là chính họ cũng là đồng tử thông công với thế giới vô h́nh nên mới có những lời giáo huấn về cuộc sống tâm linh c̣n bàng bạc trong các kinh điển tạo thành nhiều nền triết học cũng như tôn giáo. Thế nên, một hiện tượng Pythie ở đền Delphes của Hy Lạp giáo hay hiện tượng Thần thi (Rihis) với Kinh Vệ Đà của Ấn Độ giáo đă xác minh yếu tố thông công với vô h́nh.

Trong khi đó nếu t́m nơi cá nhân các Giáo chủ th́ cứ xem kinh điển cũng đủ biết cá nhân các Giáo chủ đă tự ḿnh thông công với thế giới vô h́nh như thế nào. Một Moise trên dải núi Sinai, một Thích Ca nơi rừng Khổ Hạnh, một Jésus Christ nơi động Qaranthal, một Mohamet nơi động Hara, cuộc đời của các vị đă bao trùm những bí mật mà mấy ai hiểu thấu. Đó chẳng là những thời điểm tịnh luyện của đồng tử để sau đó trở nên thánh thiện mà thành ngôi Giáo chủ th́ là ǵ?

Trở về với Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ th́ ở đây cũng có những câu hỏi được đặt ra: Cơ bút là ǵ? Đồng tử là ai? và vị trí người đồng tử trong Cao-Đài giáo như thế nào?

Sở dĩ dám đề cập vấn đề này v́ tôi đă là người đồng tử trong cơ quan Hiệp Thiên Đài của Hội Thánh Truyền Giáo Cao-Đài miền Trung lúc đang độ thiếu niên vào cuối thập niên 1940 trong chiến khu thời chiến tranh Pháp Việt, với thành quả nh́n thấy Thiên Nhăn đầy hào quang hiện ra trước mặt trong ba lần tiếp lệnh đặc biệt của Vô h́nh (do đó đă khó trốn tránh trách nhiệm của ḿnh trước vạn linh).

Vậy đồng tử là người pḥ cơ chấp bút theo Vô h́nh chỉ dạy. Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có dạy rơ: Phải có một chơn linh tinh tấn mới mầu nhiệm, huyền diệu, phải trường trai mới đặng linh hồn tinh tấn, phải tập tánh chí Thánh Tiên Phật mới pḥ cơ dạy Đạo cả chúng sanh. Kẻ pḥ cơ chấp bút cũng như tướng soái của Thầy để truyền Đạo cho thiên hạ. Con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm thường...

            C̣n cơ bút là ǵ? Là một phương tiện thông công với thế giới vô h́nh. Khác với phương tiện do Thông Linh học Tây phương dùng con cơ di động theo bàn tay của người đồng tử trước một bảng có sẵn các mẫu tự La tinh, trong khi cơ bút trong Cao-Đài giáo phát nguyên từ nguồn cội Minh Sư bên Trung Hoa. Đó là một dụng cụ mô h́nh cḥm sao Bắc Đẩu gồm một cái giỏ đan bằng tre h́nh lăng trụ bọc vải vàng một đầu kín một đầu hở, đường kính khoảng 1,2 tấc tây, bề cao khoảng 2,1 tấc tây, đầu dưới trống luồn qua một thanh gỗ tṛn dài khoảng 7 tấc tây có gắn liền xiên về phía trước một đầu gỗ khoảng 1 tấc dùng làm ng̣i bút sẽ chạy dài trên mặt bàn khi đồng tử vâng lịnh viết ra. Thường th́ đầu này được chạm h́nh đầu con rồng...

Căn cứ theo lịch sử Cao-Đài giáo th́ từ đầu năm 1925, nhóm các ông Cao quỳnh Cư, Phạm công Tắc, Nguyễn trung Hậu, Cao hoài Sang đă bắt chước các nhóm Thông Linh học (Le Spiritisme) gốc gác từ Hoa Kỳ đă dùng cách xây bàn (table frappente) để thông công với các vong hồn thân nhân quá cố. Sau này đến kỳ Trung Thu Ất Hợi (tháng 9-1925) lại được vong linh cô Vương thị Lễ (một trong 9 vị Tiên cô nơi Diêu Tŕ Cung gọi là Thất Nương) cho biết việc xây bàn không ứng hợp với các vị Vô h́nh ở cấp bậc cao hơn nên đă chỉ cách sử dụng ngọc cơ (như đă có từ đức Ngô Minh Chiêu năm 1921 với đồng tử Lê Ngưng cùng cách cầu và bài cầu do ngài truyền lại).

Điều kiện để trở nên người đồng tử: Như đă dẫn chứng, đồng tử phải do cơ quan Hiệp Thiên Đài tuyển chọn qua một buổi đàn cơ. Cố nhiên người ấy phải gồm đủ phẩm hạnh trường trai tuyệt dục, phải tập luyện ngồi thiền qú nhang cấm khẩu theo hạn định ít nhất trong một tháng. Sau đó mới được một chức sắc Hiệp Thiên Đài hay một đồng tử kỳ cựu truyền bí pháp cho để bắt đầu theo thủ tục ấn định ngồi vào ghế pḥ cơ. Đồng tử tập dượt gồm một đồng dương, một đồng âm (cả hai đều toàn nam hoặc toàn nữ). Cả hai đều ngồi đối diện nhau để bốn tay cùng nắm vào thanh cơ trên hai ghế trước Thiên bàn, sau khi được vị Pháp sư họa phù tẩy uế đôi tay và cả thân người. Liền đó, Pháp sư chứng đàn qú giữa chánh điện, độc giả điển kư qú hai bên và đọc bài cầu. Theo phân nhiệm do lịnh đă có, người đồng dương ngồi bên trái Thiên bàn và người đồng âm ngồi đối diện bên phải. Theo kinh nghiệm bản thân th́ người đồng dương tiếp hoàn toàn điển linh, c̣n người đồng âm th́ nhận ít điển hơn. Cho nên cũng đồng tử mà hai người không giống nhau là ở điểm này. Mỗi buổi cầu đàn thường phải có đủ cặp. Trường hợp bất khả kháng th́ phải có một đồng dương cũng được. Lẽ cố nhiên một đồng âm không thể pḥ cơ được.

Cầu cơ th́ như trên, c̣n chấp bút th́ giản tiện hơn. Chấp bút là trường hợp không có ngọc cơ và Thiên bàn. Người đồng tử – lẽ cố nhiên là đồng dương – có thể một ḿnh ngồi với bài cầu do Pháp sư đọc, rồi cũng được điển giáng khi cầm ng̣i bút – thường là viết ch́ – ghi lại trên giấy những lời giáng, sau đó độc giả viết lại, nghĩa là không khác ǵ những buổi cầu cơ thường.

            Làm thế nào để nhận định tính chất một bài cơ? Đây là một vấn đề nan giải với người không phải là đồng tử dù chức sắc hay tín đồ. Sở dĩ như thế v́ không buổi đàn cơ nào không mang tính trang nghiêm thần bí nên khó phân biệt bài cơ đă có là do Thiên điển hay nhơn điển. Tà điển cũng có thể xảy ra nếu người đồng tử không thanh sạch hoặc nơi cầu đàn ô uế. Điều này rất dễ biết v́ tà điển rất hung hăng và người hầu đàn có thể bị đập phá. Nhưng Thiên điển hay nhơn điển th́ khó phân biệt. Muốn biết rơ điều này chỉ người có huệ nhăn mới thấy được. Nếu là người thường th́ phải có đủ đạo hạnh tinh tấn, thấu triệt chánh pháp mới phân biệt được lẽ chánh tà, nhất là phải có dạ vô tư không dựa theo một lănh tụ phe phái nào mới tránh được sự lợi dụng người đồng tử làm công cụ cho cá nhân ḿnh.

            Sự kiện này, cá nhân tôi, khi xem một bài cơ thuộc chi phái nào là biết được giá trị của nó. Cho nên, sau khi viết xong ba cuốn Lịch sử Đại Đạo (1), tôi đă không thể viết thêm nữa v́ mỗi nơi đều lập vị riêng cho ḿnh, không c̣n được gọi là chánh pháp Cao-Đài theo lời Thánh ngôn đă có từ 1921 đến 1927. Tây Ninh th́ có Đạo luật Mậu Dần 1938 của ông Phạm công Tắc không c̣n theo thể chế dân chủ tam quyền phân lập buổi sơ khai. Các chi phái khác th́ mai một v́ thiếu đi những nhân tài uyên bác. Cơ quan Phổ Thông Giáo Lư chủ quan qua những bài Thánh ngôn năm 1965 đă cho rằng đức Ngô Minh Chiêu tự thú bất lực về lối tu “c̣n thiếu sót nay được PTGL chỉnh lại” trong khi lối tu tâm pháp của ngài đă thành đạo với ấn chứng mở Thiên Nhăn không cựu giáo nào sánh kịp...

            Một điều tôi cần nêu ra đây là bộ phận thông công nằm trong cơ quan Hiệp Thiên Đài nên trong Pháp Chánh Truyền HTĐ có câu: “Hễ trọng quyền ắt có trọng phạt”. Cho nên, trong Nam có những đồng tử – dù là chức sắc – đă phạm giới luật bị trọng h́nh tôi không nói ra đây làm ǵ. Riêng cá nhân Hộ pháp Phạm công Tắc v́ không c̣n vô tư hành đạo nên năm 1934, ông bị nhà độc tài đỏ Lénine nhập vào tại Ṭa Thánh Tây Ninh (2) để lại vết tích trong tập Messages Spirites do đó một sử gia là giáo sư Eden Vallet bên Pháp đă cho rằng đạo Cao-Đài thờ Lénine (mà một đạo huynh ở Pháp – cụ Lê trung Cang – đă giận dữ vừa fax cho tôi tờ mise au point để đính chính vào tháng trước đây). Th́ ra tôi cứ tưởng ḿnh đơn độc khi đă đưa ra lời nhận định trong cuốn Lịch sử Cao-Đài, tập 2, phần Phổ Độ (lần tái bản cuối năm 2002) là qua Đạo nghị định thứ 8 năm 1934 ông Tắc đă khẳng định các chi phái không theo ông là bàn môn tả đạo, trong khi ông “theo mật chỉ Chí Tôn” lại đi làm việc mà các sứ giả sau này nhận định là bàn môn tả đạo. Nhưng không phải người đồng tử nào cũng đạt được Thiên vị. Bằng chứng là ông Lê Ngưng đă thi hành xong phận sự đồng tử từ khi mới 10 tuổi bên cạnh đức Ngô Minh Chiêu, đă sống bên cạnh ngài cho đến ngày ngài liễu đạo mà vẫn không thọ pháp tu của ngài được – trong khi pháp tu ấy do chính ông pḥ cơ để đức Cao-Đài chỉ dạy cho đức Ngô – Khi có môn đệ thắc mắc về vấn đề này th́ đức Ngô bảo: “V́ đồng tử không đủ căn duyên nên mỗi người tu theo tâm pháp của ngài sau này sẽ giành cho đồng tử Ngưng một chút âm chất” (lúc đó ngài đang ăn miếng bánh đă bẻ cho ông Ngưng một nửa). Như vậy, người ĐỒNG TỬ VÀ CƠ BÚT VẪN LÀ ĐIỀU KIỆN THEN CHỐT trong công cụ khai truyền chánh pháp Cao-Đài kỳ ba theo nguyên lư Thiên Nhân Hiệp Nhứt mà không một cựu giáo nào có thể so sánh được vậy.

            III) Kết đề:

            Sứ mạng của người đồng tử thật quá quan trọng nên người đồng tử phải ư thức được vai tṛ thiêng liêng của ḿnh mới xứng đáng với Thiên vị sẵn giành. C̣n nếu không giữ được tinh thần thuần chơn vô ngả, chí công vô tư trong phận sự ḿnh th́ có ngày đền tội theo luật Thiên điều vậy. Thế hệ trước đă có người không tṛn trách nhiệm th́ đàn hậu tấn nên thấy đó làm gương. Vấn đề cơ bút là một phần đóng góp trong công tŕnh khai sáng nền Cao-Đài giáo quan trọng vào bậc nhất, nhưng cũng là phần phức tạp khó hiểu nhất đối với các nhà nghiên cứu tôn giáo quốc tế – Anh Mỹ Nga – nên họ đă không quan tâm nhiều tới vấn đề này khi t́m hiểu về Cao-Đài giáo (3).

ĐỒNG TÂN

 

            (Đồng Tân là một học giả Cao-Đài nổi tiếng ở Việt Nam và cả với giới nghiên cứu Âu Mỹ. Ông là tác giả 3 cuốn Lịch sử Đạo Cao-Đài và cuốn T́m hiểu Đạo Cao-Đài ghi lại những câu ông trả lời cho những người ngoại quốc tầm học. Điều cần nhấn mạnh là Đồng Tân không những chỉ là một kho tàng về kiến thức Cao-Đài mà thời niên thiếu đă là một đồng tử. Do đó những điều ông viết ngoài tính cách khách quan c̣n mang theo những kinh nghiệm cá nhân vô cùng giá trị nếu xét rằng Đạo Cao-Đài dựa trên cơ sở tâm linh và cơ bút.   TNAC)

 

Chú thích:

(1) Ba cuốn đó là: 

Lịch Sử Cao Đài, tập I, phần Vô Vi (1967)

Lịch Sử Cao Đài, tập II, phần Phổ Độ (1972)

Lịch Sử Cao Đài, tập III, Sự truyền bá Trung Bắc Việt Nam 1934-1955 (1986)

 

Cả ba cuốn theo dự định của tác giả sẽ được tái bản cuối năm 2002 hay đầu năm 2003

(2) Bấm vào đây để coi bài cơ với tà điển của lănh tụ độc tài đỏ Lénine.

(3) Đó là kinh nghiệm của Hội Văn Hóa Cao-Đài trong quan hệ với những nhà nghiên cứu ngoại quốc từ 1969 đến nay. Để rơ hơn mời bạn đọc xem website đă có từ 1999 http://caodai.org.au/ gồm ba phần Anh Pháp Việt.

Asia-Religion.net