Aid to Children Without Parents, Inc.

P.O. Box 21066, San Jose, CA 95151. USA

main: (408) 226-3388, fax: (408) 281-7140

web: http://www.acwp.org; email: exec@acwp.org


Phái đoàn chúng tôi đến Kampuchia vào đầu tháng bẩy, đáp máy bay từ Sài G̣n đến phi trường Nam Vang lúc trời đă chập tối. Ra đón chúng tôi có cha Nguyễn Hưng, một tu sĩ Công Giáo từ Mỹ sang làm việc tại Cam Bốt, và Cô Chi một người Việt Nam sinh sống lâu năm tại đây. Cha Hưng thộc nhà ḍng Maryknoll đă làm việc tại Kampuchia gần hai năm để giúp đỡ những người dân trong các làng Việt Nam sống hội nhập vào cộng đồng Kampuchia cũng như giúp đỡ các bệnh nhân của HIV/AIDS. Cùng tháp tùng với chúng tôi từ Sài G̣n sang có Sư Cô Minh Liên, một tu sĩ Phật Giáo tại Việt Nam, tuy là sư nữ với vóc dáng mảnh khảnh nhưng Sư Cô đă hoạt động nhiều năm với hội Chữ Thập Đỏ, từng lặn lội đến những vùng hẻo lánh, lũ lụt tại miền Trung và Tây Nam Bộ để cứu trợ người nghèo. Trong bữa cơm tối đầu tiên với cha Hưng, chúng tôi được Cha cho biết qua về t́nh h́nh những người Việt Nam tại đây và t́nh trạng các em bé hành nghề măi dâm.

Con số những người Việt Nam sống ở Kampuchia lên đến hơn trăm ngàn người, phần lớn là những di dân bất hợp pháp. Họ sống tập trung tại các làng Việt Nam, khoảng 20 làng sống rải rác khắp Kampuchia nhưng tập trung nhiều quanh Nam Vang, Siem Rap, nơi có danh lam Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) cách Nam Vang 6 giờ xe chạy, và tại Tonle Sap, phía Nam của Biển Hồ cách Nam Vang 4 giờ lái xe. Trong số những di dân Việt Nam này có nhiều người sinh đẻ tại Miên, chạy trú về Việt nam trong khoảng thời gian “Cáp Duồn” của đám cầm quyền Khmer Đỏ, sau khi Kampuchia trở thành nước tự do vào đầu thập niên 90, những người này lại trở về sống tại Miên với hy vọng có được cuộc sống tự do thoải mái hơn là ở quê nhà, nơi mà họ cũng chỉ là những người ngoài lề xă hội do không có nhà cửa ổn định, không hộ khẩu mà lại phải chịu những cấm đoán hạch sách của nhà cầm quyền địa phương. Một số khác bỏ Việt Nam trốn sang Miên mong kiếm được những nghề nghiệp tốt hơn tại xứ mới được tự do này. Tuy nhiên cuộc sống mới tại Kampuchia cũng không có ǵ khá hơn ngoài vấn đề được hít thở không khí tự do tạm bợ! Là những người cư dân bất hợp pháp, dân Việt Nam tại đây phải chịu sự kỳ thị và ngược đăi của một số dân Miên và cả chính quyền địa phương, nạn nhân của những trận đốt nhà, hành hung của những kẻ kỳ thị và đ̣i hỏi đút lót của đám cảnh sát chuyên nghề tham nhũng. Một số đông người Việt tại đây không được cấp giấy tờ hộ trú hay giấy làm việc hợp pháp, kể cả người sinh đẻ tại quốc gia này. Thêm vào đó phần lớn lại mù chữ thành thử họ chỉ có thể sinh sống bằng nghề đánh cá hay lao động như thợ hồ, làm mướn, hoặc đi lượm ve chai.

Những con em của những người di dân này cũng chịu chung số phận như cha mẹ: không được học hành, thiếu dinh dưỡng, bố mẹ lại quá bận rộn với miếng cơm manh áo thành thử các em phần lớn phải phụ giúp làm việc nhà hoặc đi làm để phụ thêm cho gia đ́nh ở cái tuổi rất sớm, có em vẫn c̣n đang trong tuổi tiểu học. Không có kiến thức, không rành ngôn ngữ của quốc gia đang cư trú, các em bé này dễ dàng bị lôi cuốn vào con đường phạm pháp, sa đọa. Một số em bị cha mẹ cho đi làm lao động, ở mướn để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ hay trả nợ cho gia đ́nh. Một số khác, phần đông là các em gái, bị gạt gẫm đưa đi làm những công việc lúc ban đầu tưởng là lương thiện nhưng cuối cùng lại trở thành những động măi dâm trá h́nh. Có em th́ bị gia đ́nh bán cho những ổ măi dâm v́ túng quẫn hay để trừ nợ, một số các em khác, phần lớn là từ tuổi 14, 15 trở lên đă t́nh nguyện đi làm v́ hoàn cảnh gia đ́nh nghèo, cha mẹ không có hạnh phúc, không để ư đến con cái; bản thân các em lại không có học vấn, thiếu khả năng để làm những nghề trong sạch như thợ may, thợ cắt tóc. Ngay cả những việc lao động cũng chẳng phải dễ t́m, nhất là cho các em gái.

Nạn măi dâm đă trở thành tệ trạng lớn trong xă hội Kampuchia từ khi nước này bắt đầu mở rộng cửa cho du khách và thương gia ngoại quốc vào đầu năm 1990. Là một nước c̣n chậm tiến đang trong đoạn đầu xây dựng lại đất nước, không có một luật pháp cứng rắn để bảo vệ quyền lợi trẻ em, Kampuchia dễ trở thành môi sinh của những tội ác lạm dụng và hành hạ trẻ vị thành niên cả về thể chất lẫn t́nh dục. Từ đầu năm 1990, chỉ trong ṿng một năm mà con số gái măi dâm đă tăng lến gấp 3 lần với một phần không ít là những thiếu nữ hay những trẻ em từ các làng Việt Nam ở ngay trong Kampuchia hoặc ven biên giới Việt Nam bán sang. V́ sợ truyền nhiễm của bệnh AIDS và từ những sự mê tín cho rằng liên hệ t́nh dục với những em gái dưới tuổi vị thành niên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cũng như mang lại sự may mắn trong việc kinh doanh và có khi c̣n chữa khỏi cả được bệnh AIDS, những du khách hay thương gia ngoại quốc trả giá khá cao cho các cô gái c̣n trinh với giá 500 mỹ kim cho hai đêm hay 600 mỹ kim cho một tuần. Thêm vào đó, nhu cầu đ̣i hỏi các em bé c̣n dưới tuổi dậy th́, tức là từ 12 tuổi trở xuống, ngày càng tăng triển theo đà gia tăng của những số người ngoại quốc đến từ bên Âu, Úc hay Mỹ châu, khiến các em bé nhỏ trở thành món hàng béo bổ cho các tay buôn bán người.

Ngày đầu tiên tại Kampuchia, chúng tôi được hướng dẫn đến thăm những trung tâm chăm nuôi người bị bệnh AIDS tài trợ bởi Maryknoll một cơ quan Công Giáo tại Hoa Kỳ, một số khá đông người bệnh là Việt Nam. V́ không đủ ngân quỹ, chỉ có những trẻ em và người lớn ở vào chặng cuối của cuộc đời mới được nhận vào các trung tâm này. Chúng tôi đến thăm vào lúc những bệnh nhân đang ngủ trưa, chỉ có một phụ nữ Việt ở khoảng tuổi 30 là c̣n thức, Chị khóc nức nở khi nói chuyện với Sư Cô. Người chị ốm yếu gần như da bọc xương, trên da lại có những mụt nâu nổi đầy do biến chứng của bệnh AIDS. Khi hỏi chị có những ước nguyện ǵ, chị sụt sùi kể lể về hai đứa con đang sống với người họ hàng cũng là sư nữ tại một chùa ở Việt Nam. Chị mong muốn hai con có người chăm lo để chị yên tâm. Sư cô ghi nhận địa chỉ của chị cho và hứa sẽ đến thăm hỏi con cho chị. Trước khi chia tay chúng tôi biếu người chuyên lo về ẩm thực của trại một số tiền để chị có thể cung cấp cho những bệnh nhân tại đây những món ăn mà họ thích vào những dịp cuối tuần, sinh nhật hay lễ lộc.

Kế đó chúng tôi được đưa đến thăm những cơ quan lo cho các em bé bị AIDS hay những em mồ côi cha hoặc mẹ do bệnh AIDS. Tại trung tâm chăm nuôi những em bé bị AIDS, trung tâm số 6, chúng tôi không cầm được nỗi thương cảm cho những mảnh đời c̣n quá nhỏ bé mà đă là nạn nhân của cơn bệnh ngặt nghèo. Đây là một trong 6 trung tâm cho trẻ em của hội Maryknoll. Các em bé ở trung tâm 6 c̣n rất bé, lớn nhất lên khoảng chín, mười. Phần lớn các em ở đây bị nhiễm bệnh là do cha mẹ truyền sang từ lúc mới sinh. Trung tâm có 3 người phụ nữ chăm sóc các em rất sạch sẽ, tươm tất. Có những em đă bị nổi đầy mục nâu trên da, được xoa bằng thuốc diệt trùng mầu tím giống như màu mực. Lúc chúng tôi đến một số em c̣n đang ngủ trưa, được đánh thức dậy để nhận quà và kẹo. Các em mừng rỡ ríu rít như những con chim non, em trai nâng niu những chiếc xe, quả banh trong lúc các em bé gái ôm chầm những con búp bê vào ḷng ve vuốt, đó là niềm vui và nỗi hạnh phúc trong cuộc đời ngắn ngủi của các em. Một em bé gái Việt Nam khoảng 5 tuổi, ôm chầm lấy sư cô không rời, sống xa t́nh thương của cha mẹ và gia đ́nh từ lúc bé, em cảm thấy ở sư cô h́nh ảnh của người mẹ không bao giờ gặp và cố bám víu giữ lại cho em.

Những ngày sau chúng tôi đến thăm những làng Việt Nam ở gần Nam Vang, mỗi làng có khoảng từ 400 đến 800 gia đ́nh, mỗi gia đ́nh có khoảng từ 2 đến 7 đứa con. Dân trong làng sống trong những căn nhà chật hẹp xây theo kiểu nhà sàn đóng bằng gỗ cây lợt vách lá. Phần lớn những làng này nằm ở ven sông để dân tiện việc đánh cá. V́ lợi tức không cố định, kiếm ăn ngày được ngày không, đời sống họ là chỉ biết thấy miếng ăn cho hiện tại, không định được cuộc sống ngày mai.

Những đứa bé ở trong làng phần lớn không đi học v́ nhiều lư do:

1) Con cái của họ sinh ra phần lớn không có khai sinh thành ra không thể vào học trường công được. Làm giấy khai sinh khi đứa trẻ mới sinh ra th́ rất dễ nhưng không mấy người chú ư đến, để đến khi đứa trẻ đă lớn th́ lại phải trả tiền lệ phí khoảng 50 mỹ kim cho một tờ khai sinh.

2) Những đứa trẻ có thể vào trường công học th́ trường lại quá xa, nhà nghèo không đủ trả tiền xe lôi cho con đi học và đối với những bé gái th́ lại càng không tiện v́ vấn đề an ninh.

3) Dân trong làng phần lớn là mù chữ nên không thể tự dạy cho con em học, nếu mướn được giáo viên th́ lại không đủ tiền trả nếu không có được những đoàn thể tôn giáo như nhà thờ, chùa bảo trợ. Có những gia đ́nh không đủ sức đóng cả tiền mướn đất (khoảng 10 mỹ kim một năm) và phải sống cô lập ở trên những cồn nhỏ, con cái không thể đi học trong đất liền.

4) Các em phải ở nhà phụ làm việc nhà hoặc phụ cha mẹ đánh cá, bắt ốc, tôm, làm nghề lao động đóng góp vào lợi tức khiêm tốn của gia đ́nh

5) V́ phải chật vật kiếm sống, lợi nhuận không cố định ngày có ngày không và chính bản thân những bậc cha mẹ cũng mù chữ thành thử họ không đặt nặng vấn đề giáo dục con em, nhất là các em gái, thành thử các em bé này tương lai cũng rơi vào cùng cảnh đời khốn khổ bị xă hội ngược đăi, bóc lột giống như cha mẹ chúng.

Cũng có một vài làng như làng “kinh tế mới” hay làng Luc-Kang-Am đuợc may mắn có cô giáo từ Việt Nam sang ở cùng trong làng và t́nh nguyện dạy cho các em nhỏ. Tuy nhiên, trường học lại thiếu thốn về học liệu và sách vở cho các em. Có trường học chỉ là căn nhà tranh của cô giáo, rộng vừa đủ để một cái xập đóng sơ sài bằng những cây gỗ lượm nhặt ngoài đồng, to khoảng bằng cái giường đôi; ban ngày dùng làm chỗ cho 35 em học sinh ngồi học, ban đêm thành chỗ ngủ của cô giáo. Tại làng Ván Ép, ở cách Nam Vang hơn 1 giờ xe chạy chúng tôi được gặp một nhóm khoảng mười em thanh thiếu nữ ở vào lứa 15 đến 18 tuổi, có may mắn được học lên đến cấp hai, các em trai làm nghề sửa khóa, các em gái được nhà thờ trả lương chút đỉnh để dạy học tiếng Miên và tiếng Việt cho các em bé cùng trong làng. Để mừng đón chúng tôi, cô giáo trẻ đă hướng dẫn các em bé múa và hát những bài ca Việt và Miên đón tiếp khách, thật là dễ thương. Khi được hỏi về mơ ước của các thầy cô trẻ này, phần lớn những em gái mơ được thành giáo viên thật sự, một vài em muốn làm y tá hay hướng dẫn viên du lịch, những mơ ước nhỏ bé b́nh thường. Cũng cùng trong một làng này, có một vài em gái khác cùng lứa tuổi 16, 17 v́ nghe lời dụ dỗ đi bán cà phê đă dần dần sa vào con đường không lương thiện.

Đặc biệt trong những làng chúng tôi đến thăm là làng Svay Pak tức là làng cây số 11, cách Nam vang 11 kilô mét. Đây là một trong những nơi nổi tiếng về măi dâm tại Kampuchia, đă chiếu trong chương tŕnh Dateline vào đầu năm nay. Trong làng toàn là người Việt Nam, vào khoảng ngàn gia đ́nh, phần lớn sống nhờ vào những nghề không lương thiện này. Trên con đường chính của làng, hai bên là những căn nhà gạch hai tầng, nhà nào cũng có cửa sắt đóng kín với khóa mở ở bên ngoài mà chúng tôi được biết là nơi nhốt chứa các em nhỏ dưới tuổi dậy th́, chỉ mở ra khi nào có khách đến để chọn các em . Dọc bên lề đường trước những quán cà phê là những em gái lớn hơn nhưng nh́n vần c̣n rất trẻ, tuổi khoảng 14 đến 20, mặc quần áo diêm dúa ngồi chờ khách. Đi lần vào những con hẻm phía sau của các nhà lầu này là những mái nhà tranh hay gỗ, sập xệ xây trên những con đường đất lầy lội và đầy rác rưởi. Các em bé gái nhỏ khoảng năm mười tuổi đang chơi nhảy dây hay ngồi ăn trưa trên những căn xập gỗ mà dưới chân th́ đầy rác và ruồi. Những em này đă và sẽ là nạn nhân của các ổ chứa trong làng. Những em làm ở đây đều từ Tây Nam Bộ Việt Nam qua hay ở ngay trong làng bị cha mẹ bán để trừ nợ hoặc nuôi sống cho gia đ́nh. Cuối con đường chính của làng có một nhà thờ và một trường mẫu giáo do soeur Sina, người Miên gốc Việt, thuộc ḍng Providence chăm sóc. Nhờ có soeur can thiệp và giúp đỡ, đă có mấy em gái sắp sửa bị lâm vào đường bất chính được cho đi học và cuối tuần theo phụ làm việc từ thiện với các soeur. Trường học mẫu giáo ở ngay bên cạnh nhà thờ đă nhận đến gần 100 em bé nhưng rất là chật vật v́ ngân quỹ eo hẹp không đủ để vừa trả lương giáo viên, vừa lo sách vở, học liệu và ăn trưa cho các em hầu khích lệ các gia đ́nh cho con đi học.

Chuyến thăm người dân ta ở đất nước láng giếng này đă giúp chúng tôi thông hiểu thêm hoàn cảnh nghèo của những người Việt Nam tại đây và những yếu tố chính đă đưa đẩy các em bé bị bắt vào con đường tội lỗi. Nhờ đó chúng tôi càng củng cố thêm nhận thức về sự quan trọng của học đường: là nền tảng xây dựng cho các em một căn bản về kiến thức và đạo đức để đối đầu với những cạm dỗ, là công cụ cho các em vươn lên và ḥa nhập trong xă hội, và cũng là cánh cửa mở rộng cho các em thấy một bầu trời mới và một tương lai trong sạch tươi sáng hơn. Những dự án chúng tôi đă và đang soạn thảo để giúp các em hầu hết nhấn mạnh đến vấn đề bảo trợ sự giáo dục cho các em.

Nếu muốn t́m hiểu thêm những chi tiết về dự án giúp đỡ này xin vào website của hội http://www.acwp.org

Hay liên lạc:

Benjamin Lee (B́nh) 408.210.5946

benjaminlee@acwp.org

 

>>> Bấm vào đây nếu muốn có tài liệu này dưới dạng pdf

>>> Xem bài "Xin cứu giúp những trẻ em bị nạn"

Asia-Religion.net